Sa thải nhân viên có hợp lý không?

Chủ đề   RSS   
  • #60078 09/09/2010

    ngochoang1



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1880
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    Sa thải nhân viên có hợp lý không?

    Ông A  là Phó chủ tịch công đoàn công ty liên doanh với nước ngoài IBC đóng trên địa bàn tỉnh BD .ngày 11/2/2008, ông A bị giám đốc Cty IBC ra quyết định sa thải vì lý do ông A đã bày tỏ với báo chí rằng Cty có chế độ làm việc hà khắc, nhưng ko đảm bảo được quyền lợi của người lao động, vì vậy đã làm tổn hại nghiêm trọng tới lợi ích của CTy theo Đ 85 Bộ luật lao động hiện hành,

    Sau 2 tuần kể từ khi bị sa thải, ông A đã làm đơn khiếu nại lên Giám đốc nhưng không được giiải quyết . ông A lại gửi đơn ra Hội đồng hoà giải lao động cơ sở ( chủ tịch ban chấp hành công đoàn làm chủ tịch hội đồng hoà giải ) nhưng chủ tịch hội đồng hoà giải đã không nhận đơn và khuyên ông A chấp nhận, đồng thời nói rằng nếu giải quyết cũng khó thắng, vả lại  có thể chủ tịch công đoàn cũng có thể bị trù dập.

    Sau đó, ông A đánh máy lời kêu gọi và cho một số người lao động than tín chuyển tới các phân xưởng, để trong nhà vệ sinh  và một số địa điểm khác vạch trần hành vi vi phạm pháp của giám đốc và sự tiếp tay của chủ tịch công đoàn cơ sở. Ông A nhận được sự hưởng ứng của toàn thể người lao động , đồng thời họ đã tham gia vào kế hoạch ngừng sản xuất 1 tuần để phản đối Cty.

    Vì thế, vào ngày 5/3/2008 toàn bộ hơn 300 công nhân không đến làm việc và cắt toàn bộ thong tin với Cty. Tức giận vì việc đó, ngày 28/3/2008 Giám đốc Cty ra quyết định sa thải 19 người được coi là ” những kẻ cầm đầu và tổ chức “ , người lao động ngưng làm việc theo Đ 85 BỘ luật lao động. Nhận được thong tin đó, 19 người lao động đã cùng với ông A muôn làm đơn khởi kiện ra Toà án nhân dân tỉnh BD. Hỏi :

    1/ Việc sa thải của CTy đối với ông A là đúng hay sai? Tại sao?

    2/ Nhận xét về cách xử sự của Giám đốc công ty khi nhận được đơn khiếu nại của ông A và cách xử sự của Chủ tịch Hội đồng hoà giải lao động cơ sở khi ông Q có đơn yêu cầu Hội đồng hoà giải giải quyết?

    3/ NHận xét việc công ty IBC sa thải 20 người lao động vì cho rằng họ là những kẻ cầm đầu tổ chức người lao động ngừng việc?

    4/ Toà án nhân dân tỉnh BD có thụ lý đơn yêu cầu của 20 người lao động công ty IBC hay không? Tại sao?

    Mong luật sư gợi ý giúp

    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 02/10/2010 08:11:23 AM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 02/10/2010 08:09:01 AM
     
    7963 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #60156   09/09/2010

    lstung
    lstung

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2010
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn!

    Trường hợp của bạn tôi xin được trả lời như sau:

    1. Công ty IBC sa thải ông A theo quy định tại điều 85 Bộ Luật lao động là sai theo quy định của pháp luật. Điều 85 BLLĐ quy định trường hợp bị sai thải là người có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiệm trọng đến lợi ích của công ty.

     Như vậy hành vi khác ở đây là những hành vi như: gây thất thoát, mất mát tài sản, hư hỏng tài sản nghiêm trọng của công ty...Việc đấu tranh chống lại chế độ làm việc hà khắc của công ty không phải là hành vi khác gây thiệt hại cho công ty như công ty hiểu. Công ty đang hiểu sai về bản chất của điều 85 BLLĐ. Như vậy việc xử lý kỷ luật với hình thức sa thải theo quy định tại điều 85 của công ty IBC là trái pháp luật

    2. Khi có tranh chấp xảy ra giữa người lao động và công ty thì phải qua hòa giải cơ sở, nếu hòa giải cơ sở không thành thì người lao động có thể gửi đơn lên hòa giải lao động trên, trường hợp không đồng ý thì người lao động có thể khởi kiện ra tòa.. Việc có đơn yêu cầu hòa giải là hòa giải cơ sở không hòa giải là trái với quy định của pháp luật.


    3. Đình công là sự ngừng việc tạm thời tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Như vậy đình công phải do BCH công đoàn cơ sở hoặc đại diện của người lao động( không có BCH công đoàn) tổ chức, và để giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Như vậy việc đình công của 20 lao động công ty là đình công bất hợp pháp ( Điều 172a, khoản 1 Điều 173).


    Điều 174đ
    BLLĐ quy định những hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công:chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật người tham gia đình công hoặc lãnh đạo cuộc đình công ( khoản 4, Điều 174đ) do vậy sa thãi 20 lao động của công ty IBC là trái với quy định của pháp luật

    4. Khi tranh chấp sảy ra trong công ty thì ban chấp hành công đoàn cở sở có tranh nhiệm hòa giải, nếu người lao động không đồng ý thì gửi đơn lên Ban chấp hành công đoàn cấp trên để giải quyết, nếu vẫ không đồng ý thì người lao động có quyền kiện công ty ra tòa.


    Trân trọng!

    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 02/10/2010 08:12:22 AM Cập nhật bởi admin ngày 09/09/2010 04:57:20 PM Cập nhật bởi lstung ngày 09/09/2010 04:20:09 PM

    Chuyên viên: Lê văn Tùng

    VPLS GIA ĐỊNH VÀ CỘNG SỰ

    số 08 Đặng văn Bi, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

    ĐT: 0908 559 880

    Email: levantung31@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #60534   12/09/2010

    ngochoang1
    ngochoang1



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2010
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1880
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 3 lần


    Xin cám ơn rất nhiều!
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 02/10/2010 08:13:15 AM
     
    Báo quản trị |