Rút kinh nghiệm vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất Tòa phúc thẩm kết luận không có căn cứ PL

Chủ đề   RSS   
  • #572379 16/06/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 756 lần


    Rút kinh nghiệm vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất Tòa phúc thẩm kết luận không có căn cứ PL

    Rút kinh nghiệm vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất - Minh họa

    Rút kinh nghiệm vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất - Minh họa

    Đây là vụ án được rút kinh nghiệm tại Thông báo 28/TB-VC3-DS đối với vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn ông Trần Văn Mộng với bị đơn bà Trần Thị Hiện. Bản án này được Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại TP. HCM chấp nhận toàn bộ kháng nghị bản án phúc thẩm.

    Tóm tắt vụ án như sau:

    Ông Trần Văn Mộng khởi kiện yêu cầu bà Trần Thị HIện cùng những người trong hộ của bà là ông Trần Văn Bé Chính, bà Nguyễn Thị Nhã phải trả lại gia đình một phần đất thuộc thửa đất 1278.

    Theo ông Mộng, nguồn gốc phần đất tranh chấp là do ông bà để lại cho cha ông, ông được để lại phần đất này sau khi cha qua đời.

    Trước năm 1975, cha ông cho cụ Trần Thị Hai ở nhờ trên đất, khi nào cụ Hai qua đời thì con cháu cụ Hai sẽ dời đi nơi khác. Tuy nhiên sau khi cụ Hai qua đời, ông Phạm Văn Năm (con cụ Hai) có vợ là bà Trần Thị Hiền (bị đơn) không di dời mà làm thủ tục để được cấp GCNQSDĐ với diện tích 600 mét vuông.

    Bà Hiền lại cho rằng nguồn gốc phần đất tranh chấp là do mẹ chồng để lại cho chồng bà là ông Phạm Văn Nam, đến năm 2003, ông Năm chết thì hộ của bà Hiền được thừa kế, UBMD huyện cấp GCNQSDĐ  và tiếp tục sử dụng cho đến này.

    Theo hồ sơ địa chính, thửa dất 1278 được cấo lần đầu cho ông Phạm Văn Năm, cấp lần hai cho hộ Trần Thị Hiền là do bà Hiền nhận thừa kế từ hộ ông Năm.

    Quá trình giải quyết vụ án, tòa cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Trần Văn Mộng, buộc bị đơn và hộ của bị đơn phải trả lại hiện trạng phần đất cho ông.

    Tòa cấp phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn, chia phần đất tranh chấp cho cả hai bên.

    Mời xem chi tiết nội dung rút kinh nghiệm tại file đính kèm.

     
    2580 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/06/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận