Rút kinh nghiệm vụ án dân sự "Tranh chấp hợp đồng vay tài sản"

Chủ đề   RSS   
  • #600359 22/03/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Rút kinh nghiệm vụ án dân sự "Tranh chấp hợp đồng vay tài sản"

    Thông qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) cấp cao tại ĐN nhận thấy việc giải quyết vụ án dân sự về “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn bà B với bị đơn bà N của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh H tại Bản án phúc thẩm 14/2022/DS-PT ngày 15/6/2022 có vi phạm, cần thông báo rút kinh nghiệm.

    Xem và tải bản án

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/22/2023-03-20%20(8).pdf

    (1) Tóm tắt nội dung vụ án

    Ngày 30/10/2011, bà N viết “Giấy vay nợ” có nội dung: “Bà N vay của bà B 4.097.000.000 đồng. Bà B cho rằng bà N đã trả cho 597.000.000 đồng, sau khi khởi kiện thì trả thêm 24.000.000 đồng nên yêu cầu bà N trả số tiền còn lại 3.476.000.000 đồng. Tuy nhiên, bà N cho rằng Bà đã trả hết cho bà B thông qua tờ giấy có ghi chữ “B mượn Hon” với tổng số tiền 2.380.000.000 đồng và 8 cuốn sổ có ghi ngày, số tiền, chữ ký của bà B, bà L khi nhận tiền nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà B.

    (2) Quá trình giải quyết vụ án

    Quyết định của Bản án sơ thẩm 63/2021/DS-ST ngày 5/11/2021 của TAND huyện H, tỉnh H:

    - Đình chỉ yêu cầu khởi kiện của bà B yêu cầu bà N phải trả số tiền 24 triệu đồng.

    - Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà B: Buộc bà N phải trả cho bà B số tiền 3.476.000.000 đồng(Ba tỷ, bốn trăm bảy mươi sáu triệu đồng).

    Quyết định của Bản án dân sự phúc thẩm 14/2022/DS-PT ngày 15/6/2022 của TAND tỉnh H:

    - Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn bà Hoàng Thị cẩm N; giữ nguyên bản án sơ thẩm. 

    Đến ngày 28/7/2022, bà N đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm nói trên.

    Ngày 22/11/2022, Viện trưởng Không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn bà N; giữ nguyên bản án sơ thẩm VKSND cấp cao tại ĐN ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 75/QĐ-VKS-DS đề nghị ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại ĐN hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm và Bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho TAND huyện H xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.

    Quyết định giám đốc thẩm số 10/2023/DS-GĐT ngày 10/02/2023 của TAND cấp cao tại ĐN đã chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm 75/QĐ-VKS-DS ngày 22/11/2022 của Viện trưởng VKSND cấp cao tại ĐN.

    (3) Những vấn đề rút kinh nghiệm

    Tại phiên hòa giải ngày 02/7/2021, bà N thừa nhận có nợ bà B nhưng không nhớ số tiền nợ và số tiền đã trả, sẽ kiểm tra giấy tờ và cung cấp cho Tòa án. Sau đó, bà N cho ràng số tiền 4.097.000.000 đồng là tổng tiền vay và tiền nợ hụi nhưng đã trả hết cho bà B nên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Bà N cung cấp tờ giấy có ghi chữ “B mượn Hon ” (Hon là tên gọi khác của bà N) với tổng số tiền 2.380.000.000 đồng và 8 cuốn sổ có ghi ngày, số tiền, chữ ký của bà B, bà L khi nhận tiền.

    Theo đó, các đương sự thống nhất tờ giấy có ghi chữ “B mượn Hon” với tổng số tiền 2.380.000.000 đồng chỉ ghi ngày tháng, không ghi năm là do thói quen ghi ở chợ. Bà N cho rằng số tiền này là tiền trả nợ của “Giấy vay nợ” ngày 30/10/2011. 

    Tại phiên tòa phúc thẩm bà B thừa nhận giấy này là do Bà ghi; là tiên bà N trà nợ năm 2009 nhưng không có chứng cứ chúng minh. Như vậy, đây là ý kiến của bị đơn phản đối yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chứ không phải yêu cầu phản tố quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    Tòa án cấp sơ thẩm nhận định ý kiến của bà N đối với số tiền 2.380.000.000 đồng là yêu cầu phản tố được đưa ra sau khi công khai chứng cứ và hòa giải nên không xem xét là giải quyết không triệt để vụ án. Tòa án cấp phúc thẩm không phát hiện ra sai lầm này để hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại cho đúng pháp luật.

    Tại biên bản đối chất ngày 06/10/2021, khi bà N cho ràng số tiền 1.868.200.000 đồng trong 8 cuốn sổ do bà B, bà L ký nhận là tiền trả nợ cho bà B. Lúc này, bà B chỉ yêu cầu thời hạn 01 tuần để bà B, bà N, bà L đối chiếu các khoản đã trả và báo kết quả với Tòa án. Điều này thể hiện, bà B không phản đối việc bà N xác định đã trả nợ bà B thông qua những lần thu tiền nói trên. 

    Sau đó, bà B cho rằng số tiền Bà và chị T (con dâu bà B) ký nhận là tiền trả nợ và bà N còn trả thêm nhiều lần chỉ ghi vào sổ bà B tổng cộng 597.000.000 đồng (cuốn sổ hiện đã bị thất lạc).

    Bà L khai có chơi hụi với bà N theo hình thức bốc hụi trước, nộp tiền sau; khi thu hại, bà L chỉ ký vào sổ của bà N nhưng không có chứng cứ chứng minh. Tại 08 cuốn sổ này có 13 lần bà B ký nhận tiền, 02 lần ghi chuyển khoản cho bà Phạm Thị B tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, còn lại bà L ký nhận nhưng Tòa án chỉ dựa vào lời khai của bà B, bà L đã xác định số tiền ký sổ của bà L là tiền hụi giữa bà L với bà N để không chấp nhận ý kiến của bà N là thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ chưa toàn diện theo Điều 108 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

    Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa làm rõ số tiền trong giấy vay nợ là chôt vay hay chốt tiền hụi chưa đóng đủ hay cả tiền vay và tiền hụi; khoản tiền mà bà N cho rằng đã trả nợ cho bà B; có hay không việc bà L là người thu tiền cho bà B để xác định số tiền trong 8 cuốn sổ là tiền gì để làm căn cứ giải quyết vụ án.

    Ngoài ra Tòa án không đưa chị T vào tham gia tố tụng để xác định số tiền chị T nhận là tiền hụi hay tiền bà N trả nợ cho bà B là chưa đảm bảo cho việc giải quyết vụ án.

    Như vậy, việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà B buộc bà N phải trả cho bà B số tiền 3.476.000.000 đồng là chưa đủ căn cứ, làm ảnh hướng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà N.

    Xem và tải bản án

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/03/22/2023-03-20%20(8).pdf

     
    572 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (12/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #600389   22/03/2023

    Rút kinh nghiệm vụ án dân sự "Tranh chấp hợp đồng vay tài sản"

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Thực tế hiện nay, trong các giao dịch vay tài sản (vay tiền) giữa cá nhân với cá nhân, thông thường các bên chỉ lập một tờ giấy viết tay (hoặc đánh máy sẵn một số nội dung) mà không thông qua việc công chứng, chứng thực, các bên chỉ ký xác nhận sau đó dẫn đến tranh chấp và khởi kiện tại Tòa án.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #600395   22/03/2023

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Rút kinh nghiệm vụ án dân sự "Tranh chấp hợp đồng vay tài sản"

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Mình bổ sung thêm quan điểm như sau: Có nhiều trường hợp các bên liên quan thực hiện giao dịch vay tài sản nhưng họ không ký hợp đồng vay tài sản mà lại ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán nhà, cũng có khả năng là vừa ký hợp đồng vay tài sản vừa ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán nhà. Và bên cho vay sẽ giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Nếu bên vay trả tiền đúng thời hạn thì bên cho vay trả lại hợp đồng chuyển nhượng, nếu bên vay không trả tiền đúng hạn thì bên cho vay đi làm thủ tục đăng ký kê khai đứng tên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Từ đó có thể hình thành việc giả tạo về hình thức của hợp đồng vay tài sản: 
     
    Báo quản trị |