Rút kinh nghiệm về giải quyết vụ án dân sự “tranh chấp di sản thừa kế”

Chủ đề   RSS   
  • #591140 19/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Rút kinh nghiệm về giải quyết vụ án dân sự “tranh chấp di sản thừa kế”

    Di sản thừa kế là tài sản của một người đã qua đời để lại cho người được thừa kế, tài sản thừa kế có thể là hữu hình hoặc vô hình. Thông thường tài sản thừa kế được chia theo di chúc hoặc được pháp luật quy định. Việc phân chia không đúng quy định rất dễ xảy ra tranh chấp.
     
    Qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm, VKSND cấp cao tại ĐN nhận thấy việc giải quyết vụ án dân sự về “Tranh chấp di sản thừa kế”, giữa nguyên đơn, ông L.Đ Nguyên với các bị đơn, bà L.T.H Vy; bà L.T.T Nguyệt; bà L.T.T Mai và bà L.T.D Trang đã được xét xử theo Bản án dân sự sơ thẩm của TAND tỉnh P.Y có vi phạm, cần thông báo rút kinh nghiệm.
     
    rut-kinh-nghiem-vu-an-tranh-chap-di-san-thua-ke
     
    1. Nội dung vụ án
     
    Vợ chồng cụ L.Đ Tân và cụ T.T.H Lan có 05 người con: (Bà L.T.H Vy, L.T.T Nguyệt, L.T.T Mai, L.T.D Trang và ông L.Đ Nguyên).
     
    Sau khi cụ Lan chết vào năm 2001, cụ Tân sống chung với bà N.T Thịnh, nhưng không đăng ký kết hôn, vào ngày 09/01/2015, cụ Tân chết.
     
    Di sản để lại gồm: 
     
    3.630m2 đất trồng lúa thuộc các thửa 123, 124, 125 và 126 tại thôn L.N, xã X.P, thị xã S.C, tỉnh P.Y đã được cấp GCNQSDĐ ngày 13/11/2000, trị giá 145.200.000 đồng.
     
    Nhà nước thu hồi đất còn lại là 322,2m2 đất trồng cây lâu năm, trị giá 22.554.000 đồng.
     
    Thửa đất đìa nuôi tôm, diện tích còn lại sau khi Nhà nước thu hồi là 1.746,3m2, trị giá 61.120.5000 đồng.
     
    Thửa đất đìa nuôi tôm, diện tích còn lại sau khi nhà Nước thu hồi là 1.849,5m2, trị giá 64.732.500 đồng.
     
    01 lô đất tái định cư thuộc phường L.Y.Đ trị giá 750.000.000 đồng.
     
    Số tiền 725.000.000 đồng do Nhà nước chi trả bồi thường đìa nuôi trồng hải sản, được cụ L.Đ Tân gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Công thương, số tiền này bà Vy đã rút ngày 27/02/2015 tổng cộng là 725.966.667 đồng.
     
    Số tiền 730.000.000 đồng Nhà nước bồi thường nhà ở và một phần đất vườn thuộc dự án mở rộng QL1, được cụ Tân gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp số tiền này bà Vy đã rút ngày 12/02/2015 tổng cộng là 732.737.500 đồng.
     
    Số tiền 256.191.000 đồng Nhà nước bồi thường phát sinh đối với dự án QL1 và đối với dự án HTKT khu TĐC. số tiền này Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Sông Cầu tạm gửi vào kho bạc Nhà nước.
     
    Ngoài các tài sản trên, các bị đơn yêu cầu chia thừa kế gồm các di sản sau:
     
    01 lô đất tái định cư được giao tại khu tái định cư thuộc khu A2, phường L.U.Đ ngoài 01 lô đất tái định cư đã nêu trên.
     
    Số tiền 300.000.000 đồng cụ Tân gửi 02 sổ tiết kiệm tại Ngân hàng đã được ông Nguyên đã rút sau khi cụ Tân chết.
     
    Yêu cầu khởi kiện của ông L.Đ Nguyên
     
    Nguyên đơn, ông L.Đ Nguyên cung cấp di chúc do ba và mẹ lập chung ngày 19/02/2000; di chúc do cụ Tân lập năm 2008 đối với ngôi nhà tại thành phố N.T, và di chúc ngày 29/12/2010 theo đó khởi kiện yêu cầu chia thừa kế theo di chúc, ông Nguyên yêu cầu được nhận bằng hiện vật và trả lại giá trị cho các đồng thừa kế nếu có chênh lệch. Đối với các tài sản mà bị đơn yêu cầu chia thêm, nguyên đơn không đồng ý chia thừa kế vì đây là sản riêng của Ông.
     
    Yêu cầu khởi kiện của Bà N.T Thịnh (người có liên quan)
     
    Bà N.T Thịnh người liên quan, có yêu cầu độc lập cho rằng: sống chung với ông Tân từ tháng 11/2017, nhưng chưa đăng ký kết hôn. Ngày 10/10/2014 ông Tân làm Giấy tặng nhà và đất ở, diện tích 90m2 cho bà. Theo di chúc năm 2015 (không có ngày, tháng), ông Tân cũng di tặng cho bà nhà đất nêu trên và tiền trong tổng số tiền ông Tân gửi Ngân hàng.
     
    Bà quản lý, sử dụng nhà đất ông Tân tặng từ ngày 10/10/2014 đến ngày ông Tân chết. Bà Thịnh yêu cầu các đồng thừa kế trả lại nhà đất ông Tân đã tặng cho Bà và công bố di chúc năm 2015 của ông Tân, chia số tiền 1.455.000.000 đồng và lãi suất theo tỷ lệ Bà được tặng cho; trả cho Bà 12.014.000 đồng chi phí chữa bệnh và mai táng cho ông Tân trước khi chia di sản thừa kế.
     
    Yêu cầu khởi kiện đối với các bị đơn
     
    Bị đơn bà L.T.H Vy, L.T.D Trang, L.T.T Mai, L.T.T Nguyệt đề nghị Tòa án không công nhận hiệu lực của các di chúc, giấy tặng cho tài sản và giải quyết chia thừa kế theo pháp luật toàn bộ di sản của cha mẹ để lại và yêu cầu nhận bằng hiện vật.
     
    2. Tòa án giải quyết
     
    Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2020/DS-ST ngày 06/10/2020 của TAND tỉnh P.Y đã quyết định:
     
    Không chấp nhận yêu cầu của ông Nguyên theo đơn khởi kiện ngày 08/8/2015 về việc yêu cầu chia thừa kế theo di chúc và tính công sức đóng góp xây dựng nhà, đĩa hải sản; Di sản được chia theo pháp luật.
     
    Chấp nhận một phần yêu cầu độc lập của bà N.T Thịnh về việc yêu cầu các đồng thừa kế trả số tiền chi phí chữa bệnh và mai táng cho cụ Tân và không chấp nhận một phần yêu cầu của bà Thịnh về việc công nhận hợp đồng tặng cho và tờ di chúc do cụ Tân lập năm 2015.
     
    Quyết định của Tòa án nhân dân Tỉnh P.Y
     
    (1) Tuyên hủy các di chúc: 
     
    Di chúc chung của vợ chồng ông Tân và bà Lan lập ngày 19/02/2000, di chúc lập ngày 29/12/2010; Di chúc riêng cụ Tân lập ngày 21/10/2008; Di chúc riêng cụ Tân lập ngày 29/12/2010; Văn bản tặng cho tài sản cho bà N.T Thịnh do cụ Tân viết tay lập ngày 10/10/2014 và di chúc 2015 vì không có căn cứ pháp luật.
     
    (2) Không chấp nhận yêu cầu tính công sức đóng góp xây dựng nhà và cải tạo đìa hải sản của nguyên đơn ông Nguyên.
     
    (3) Công nhận sự tự nguyện của đồng bị đơn giao cho ông Lê Đình Nguyên được quyền sử dụng diện tích đất lúa 3.630m2 tại các thửa 123, 124, 125 và 126, tờ bản đồ sổ 4 ngày 13/11/2000 do ông Tân đứng tên tọa lạc tại xã Xuân Phương, thị xã Sông cầu, tỉnh Phú Yên.
     
    (4) Công nhận sổ tiền 250.000.000đ theo thẻ tiết kiệm sổ PA 1967892 10/4/2014 và 50.000.000đ theo thẻ tiết kiệm số PK 0229749 ngày 10/12/2014 tại Vietinbank K.H là tài sản thuộc quyền sở hữu của ông Nguyên.
     
    (5) Giao quyền được mua 02 lô đất tái định cư tại khu tái định cư A2, khu phố L.U.Đ, phường X.Y, thị xã S.C với giá Nhà nước quy định cho ông Nguyên. Và thực hiện nghĩa vụ tài chính đổi với hai lô đất được nhận và được chia theo pháp luật sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
     
    (6) Chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản thừa kế của cụ Lan và cụ Tân mỗi kỷ phần thừa kế được nhận có giá trị là: 449.443.675d.
     
    Giao cho ông Nguyên được quyền sử dụng đất: Thửa đất vườn có nhà ở diện tích là 322,2m2 gắn liền ngôi nhà tạm; Thửa đất đìa nuôi tôm có diện tích là 1.746,3m2; Thửa đất đìa nuôi tôm có diện tích là 1.849,5m2; Ông Nguyên được quyền làm thủ tục nhận sổ tiền 256.191.000đ bồi thường.
     
    Bà L.T.H Vy phải trả cho bà L.T.T Nguyệt 134.892.871đ; Ông Nguyên phải trả cho bà Nguyệt 22.382.53đ, trả cho bà Thịnh 130.920.986đ, trả cho bà Mai 157.275.402đ, trả cho bà Trang 157.275.402đ về khoản chênh lệch kỷ phần thừa kế được chia theo pháp luật.
     
    (7) Không xem xét trách nhiệm của Ngân hàng TMGP công thương Việt Nam - Chi nhánh P.Y và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh P.Y về việc: Cho bà Vy rút thẻ tiết kiệm đứng tên ông Tân là không đúng pháp luật.
     
    Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí theo quy định.
     
    Đề nghị kháng cáo
     
    Ngày 16/10/2020, bà N.T Thịnh kháng cáo đề nghị chấp nhận yêu cầu độc lập, yêu cầu được chia tài sản theo Di chúc và Giấy tặng cho và không buộc Bà phải chịu chi phí giám định là 5.000.000 đồng.
     
    Ngày 16/10/2020 và ngày 19/10/2020 các đồng bị đơn kháng cáo đề nghị hủy án sơ thẩm để xét xử lại theo hướng hủy toàn bộ các Di chúc và hợp đồng tặng cho tài sản của bà Thịnh, chia di sản thừa kế cho các Bà bằng hiện vật.
     
    Ngày 20/10/2020, Viện trưởng VKSND tỉnh P.Y có Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 01/QĐKNPT-VKS-DS, đề nghị xét xử phúc thẩm theo hướng công nhận cả 02 lô đất tái định cư là di sản thừa kế; chia cho nguyên đơn, bị đơn bằng hiện vật là đất; chỉ buộc những người thừa kế trả cho bà Thịnh tiền công sức nuôi dưỡng là 05%.
     
    Tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện VKSND cấp cao tại Đ.N đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 Điều 308 BLTTDS 2015: Chấp nhận Kháng nghị phúc thẩm số 01/QĐKNPT-VKS-DS ngày 20/10/2020 của Viện trưởng VKSND tỉnh P.Y và chấp nhận kháng cáo của các bị đơn; không chấp nhận kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để sửa một phần Bản án sơ thẩm theo hướng công nhận di sản thừa kế là 02 lô đất ở tái định cư để chia cho các đồng thừa kế và chia thừa kế bằng hiện vật cho các đương sự. Đối với yêu cầu chia công sức của bà Thịnh chỉ chấp nhận 05%.
     
    Bản án dân sự phúc thẩm ngày 01/12/2021 của TAND cấp cao tại Đ.N, quyết định: 
     
    Không chấp nhận kháng cáo của bà Thịnh; Chấp nhận một phần kháng nghị của Viện trưởng VKSND tỉnh P.Y; Chấp nhận một phần kháng cáo của các đồng bị đơn; sửa Bản án dân sự sơ thẩm ngày 06/10/2020 đối với nội dung: Bổ sung vào di sản thừa kế của cụ Lan và cụ Tân giá trị 02 lô đết tái định cư là 1.020.000.000 đồng và số tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh Ngân hàng Vietinbank 148.027.427đ để chia và chia thừa kế bằng hiện vật, căn cứ vào nhu cầu thực tế và sự quản lý của các đương sự để các đương sự đều được quản lý, sử dụng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
     
    3. Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm
     
    Hồ sơ vụ án thể hiện, khi thu hồi đất của cụ Tân, cơ quan chức năng giao 02 lô đất tái định cư (mỗi lô 120m2) có vị trí số 44 và 45, tại khu tái định cư thuộc khu A2, phường L.U.Đ cho gia đình cụ Tân.
     
    Tại Biên bản họp thống nhất cử người đại diện thừa kế tài sản của ông Tân vào ngày 24/7/2015 của Trung tâm phát triển quỹ đất, ông Nguyên có ý kiến như sau: “Hai lô đất tái định cư thực hiện di nguyện của cha theo đúng nội dung trong bản di chúc. Tôi đề nghị 02 lô đất tái định cư giao cho tôi được trọn quyền sử dụng phần đất này sau khi nhận tôi sẽ xây dựng lại nhà ở để thờ cúng theo di nguyện của ba”. Như vậy, ông Nguyên đã thừa nhận 02 lô đất là di sản thừa kế của cụ Tân để lại.
     
    Mặt khác, Trung tâm phát triển quỹ đất trả lời theo văn bản ngày 01/9/2016 về việc yêu cầu cung cấp thông tin của TAND tỉnh P.Y có nội dung: Sau khi Nhà nước thu hồi toàn bộ phần diện tích đất 580m2 loại đất ở đô thị đã giao cho hộ ông L.Đ Tân - L.Đ Nguyên 02 lô đất tái định cư. 
     
    Tuy nhiên, việc giao đất chưa thực hiện được vì hiện nay ông Tân đã mất, về 02 lô đất tái định cư giao theo hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo giá Nhà nước quy định, thuộc khu A2.
     
    Ngoài ra, tại Văn bản ngày 10/12/2019 của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện S.C khi cung cấp thông tin cho TAND tỉnh
     
    P.Y có nội dung: Qua hai lần phê duyệt phương án bồi thường ông Nguyên được giao 02 lô đất tái định cư theo quy định pháp luật. Căn cứ theo Quyết định ngày 23/4/2013 của UBND tỉnh P.Y ông Nguyên không được ưu tiên giao 02 lô đất tái định cư.
     
    Như vậy, 02 lô đất tái định cư thuộc khu tái định cư A2, phường L.U.Đ là di sản của cụ Tân, cụ Lan để lại. ông Nguyên chỉ đại diện cho các đồng thừa kế để nhận. Nhưng bản án sơ thẩm lại xác định 02 lô đất tái định cư là của ông Nguyên nên không chia di sản thừa kế là không đúng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đồng thừa kế.
     
    Di sản cụ Tân để lại gồm các khoản tiền gửi và các quyền sử dụng đất thuộc nhiều thửa đất có mục đích sử dụng khác nhau tại tỉnh P.Y. Cả nguyên đơn và bị đơn đều sinh sống tại thành phố N.T. Quá trình giải quyết vụ án, các bị đơn đều có yêu cầu được nhận di sản bằng hiện vật vừa đảm bảo quyền lợi của các đồng thừa kế, nhưng bản án sơ thẩm lại giao toàn bộ các thửa đất cho ông Nguyên và buộc ông Nguyên thối trả giá trị cho các đồng thừa kế là không đảm bảo nguyên tắc phân chia di sản thừa kế được quy định tại khoản 2 Điều 660 Bộ luật dân sự 2015, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bị đơn. Do đó, bản án phúc thẩm đã sửa bản án sơ thẩm; xác định lại di sản thừa kế và chia thừa kế bằng hiện vật để đảm bảo quyền lợi của các đồng thừa kế.
     
    Vụ án này, VKSND tỉnh P.Y đã làm tốt công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, kịp thời ban hành quyết định kháng nghị phúc thẩm, được tòa án chấp nhận.
     
    Trên đây là vi phạm của TAND tỉnh P.Y trong việc giải quyết vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế”, VKSND cấp cao tại Đ.N thông báo đến các VKS các tỉnh, thành trong khu vực tham khảo và rút kinh nghiệm khi kiểm sát giải quyết vụ án tương tự.
     
    1388 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #592285   09/10/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Rút kinh nghiệm về giải quyết vụ án dân sự “tranh chấp di sản thừa kế”

    Cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ, mình xin bổ sung như sau: Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthikimdung2000 vì bài viết hữu ích
    nguyenhoaibao12061999 (10/10/2022)
  • #592299   10/10/2022

    nguyenhoaibao12061999
    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cảm ơn những chia sẽ của bạn, mình xin bổ sung điều quan trọng nhất về vụ án trên, vì đã vi phạm quy định căn bản khoản 2 Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 về việc phân chia di sản theo pháp luật như sau:

    Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
     
    Như vậy, nếu không thể chia hiện vật thì có thể nhờ bên định giá hiện vật ra thành tiền để phân chia.
     
    Báo quản trị |