Rừng trồng có được xem là tài sản cố định?

Chủ đề   RSS   
  • #545556 07/05/2020

    Rừng trồng có được xem là tài sản cố định?

    Công ty tôi là công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp. Được nhà nước giao rừng và đã định giá rừng giao vốn cho đơn vị. Vậy cho tôi hỏi, hiện tại rừng trồng của đơn vị, rừng trồng là rừng tự nhiên cảu đơn vị có được xem lại TSCĐ không? có được trích khấu hao hay ko

    Vì khi khai thác đơn vị ngoài trả các cp liên quan đến khai thác, thì phải nộp phần lợi nhuận còn lại cho NSNN.

     
    3548 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hoangnhankt87@gmail.com vì bài viết hữu ích
    doanquangthanh1988 (08/05/2020) ThanhLongLS (07/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #545672   08/05/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (510)
    Số điểm: 3432
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    GIẢI ĐÁP: Tài sản cố định

    Tài sản cố định (Sau đây gọi tắt là "TSCĐ") là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm và sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản đó.

    Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC, tiêu chuẩn xác định TSCĐ được quy định như sau:

    TSCĐ hữu hình là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, và tài sản đó phải thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn sau đây:

    - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản;

    - Có thời gian sử dụng trên 1 năm;

    - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

    Đối với vườn cây lâu năm: thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn nêu trên thì sẽ được coi là một TSCĐ hữu hình.

    Do đórừng trồng của đơn vị nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện trên thì sẽ được coi là Tài sản cố định hữu hình và được trích khấu hao tài sản.

    Lưu ý: Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây (theo quy định tại Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC):

    - TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    - TSCĐ khấu hao chưa hết giá trị nhưng bị mất.

    - TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

    - TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

    - TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, phòng y tế để khám chữa bệnh, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng,…).

    - TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

    - TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

    - Các TSCĐ là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng.

    Tài sản cố định (Sau đây gọi tắt là "TSCĐ") là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm và sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản đó.

    Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC, tiêu chuẩn xác định TSCĐ được quy định như sau:

    TSCĐ hữu hình là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, và tài sản đó phải thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn sau đây:

    - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản;

    - Có thời gian sử dụng trên 1 năm;

    - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

    Đối với vườn cây lâu năm: thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn nêu trên thì sẽ được coi là một TSCĐ hữu hình.

    Do đórừng trồng của đơn vị nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện trên thì sẽ được coi là Tài sản cố định hữu hình và được trích khấu hao tài sản.

    Lưu ý: Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

    - TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    - TSCĐ khấu hao chưa hết giá trị nhưng bị mất.

    - TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

    - TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

    - TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, phòng y tế để khám chữa bệnh, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng,…).

    - TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

    - TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

    - Các TSCĐ là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khai thác, sử dụng.

    Cập nhật bởi thanghi.info ngày 08/05/2020 08:46:52 CH Sửa định dạng
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanghi.info vì bài viết hữu ích
    hoangnhankt87@gmail.com (13/05/2020)
  • #553424   29/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài sản cố định như sau:

    - Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...

    - Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...

     
    Báo quản trị |