Rủi ro pháp lý thường gặp phải khi khởi nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #470990 16/10/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Rủi ro pháp lý thường gặp phải khi khởi nghiệp

    Khởi nghiệp có lẽ lần đầu được Thủ tướng nhắc đến vào năm 2012 trong Phê duyệt kế họach phát triển DN nhỏ và vừa, và bắt đầu phát triển từ năm 2015 cho đến nay.

    Ông bà ta có câu “Phi thương bất phú”, quả đúng vậy, nếu không kinh doanh thì không giàu, và việc phát động khởi nghiệp là phù hợp. Phong trào khởi nghiệp có lẽ phát triển mạnh mẽ hơn cả vào năm 2015, 2016 khi mà hàng loạt các chính sách mới mở cửa, tạo thuận lợi để có thể thành lập DN, vận hành, hoạt động.

    Tuy chính sách có nới lỏng, dễ dàng hơn, nhưng thực tế, mọi sự bắt đầu đều có những khó khăn nhất định, và trong số đó là những rủi ro mà thông thường khi khởi nghiệp sẽ gặp phải.

    Bài viết này sẽ kể ra những rủi ro pháp lý thường gặp khi khởi nghiệp, sau đó đi vào chi tiết từng nội dung:

    Đầu tiên, phải kể đến đó là rủi ro lựa chọn loại hình DN

    Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì có các loại hình DN sau đây:

    1. Công ty TNHH một thành viên

    2. Công ty TNHH 2 – 50 thành viên

    3. Công ty cổ phần

    4. Công ty hợp danh

    5. Doanh nghiệp tư nhân

    Thêm 02 loại hình đặc biệt nữa là hợp tác xã và hộ kinh doanh.

    Lựa chọn mô hình DN là việc làm cơ bản và quan trọng khi bắt đầu thành lập DN, bởi từ đây các cơ cấu tổ chức của DN đó như thế nào, chế độ chịu trách nhiệm về vốn và nghĩa vụ tài sản khác…cũng như phân chia lợi ích trong DN.

    Kế đến đó là rủi ro lựa chọn thành viên góp vốn

    Rất nhiều trường hợp xảy ra khi ban đầu việc góp vốn để cùng nhau thành lập DN tương đối dễ dàng, “anh có của, tôi có công”, cùng nhau xây nên công ty, nhưng đến khi không được hay bất đồng quan điểm thì làm sao để rút vốn hoặc là người góp vốn không góp đủ vốn như thỏa thuận ban đầu…

    Tiếp theo là rủi ro liên quan đến các hợp đồng, giao dịch

    Nhiều DN mới thành lập thường tâm lý chủ quan, sử dụng các mẫu hợp đồng có sẵn mà quên rà soát để bổ sung, sửa đổi các nội dung cho phù hợp với mình, dẫn đến nhiều tranh chấp liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

    Rồi đến vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ

    Vốn dĩ trước đây ít được nhắc tới, nhưng từ khi bắt đầu mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ ngày càng được chú trọng.

    Cuối cùng là vấn đề về chế độ kế toán và thuế

    Được xem là quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN.

    (Còn nữa)

     
    10887 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (31/10/2017) thanhdatvo95 (25/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #472211   25/10/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Mình xin phép đóng góp 1 bảng liệt kê vài đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp kể trên 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhdatvo95 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (09/11/2017)
  • #472538   27/10/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Phạm vi bài viết

    Trước khi đi vào chủ đề chính, những rủi ro pháp lý có thể gặp phải khi khởi nghiệp tại Việt Nam, mình muốn làm rõ với các bạn, khởi nghiệp khác với lập nghiệp:

    Lập nghiệp nghĩa là bạn trở thành ông chủ hay bà chủ, tự lập ra cơ sở kinh doanh theo bất kỳ mô hình nào, đó có thể là hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tư nhân, cũng có thể là công ty TNHH 1 thành viên, hay 2 – 50 thành viên hoặc là công ty hợp danh và có khi là công ty cổ phần.

    Điểm cốt lõi ở lập nghiệp chỉ là bạn tự tạo ra cơ sở kinh doanh mới do chính bản thân mình làm chủ, hoặc có sự hùn hạp với các cá nhân, tổ chức khác, mà không có điểm đổi mới, sáng tạo nào trong phương thức kinh doanh.

    Ví dụ: đang làm ở văn phòng với lương tháng vài ngàn đô, nhưng không thích làm công nữa, bạn nghỉ làm và ra ngoài mở một tiệm bán trà sữa.

    Về cơ bản, tiệm bán trà sữa hiện nay có nhiều, và các hàng quán cũng na ná nhau về cách thức kinh doanh, nên không có gì đổi mới, sáng tạo.

    Khác với lập nghiệp, khởi nghiệp mang một ý nghĩa mới mẻ hơn, đó là có sử dụng công nghệ để tạo ra tính đột phá, sáng tạo trong phương thức kinh doanh, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

    Cũng lấy ví dụ trên, bán trà sữa được gọi là lập nghiệp, nhưng nếu bạn nghiên cứu ra phương thức mới để bán trà sữa, chẳng hạn, dùng con rô bốt, xe điều khiển, mang trà sữa đến chỗ ngồi cho khách hàng, nhờ đó, thu hút được lượng lớn khách hàng hoặc nghiên cứu ra công thức mới, nhìn thì tưởng là nước lọc, nhưng uống vào lại có vị trà sữa…

    Đó là cách hiểu khởi nghiệp để thực hiện các chính sách ưu đãi theo quy định pháp luật hiện nay, cách hiểu khởi nghiệp này có phần hẹp hơn so với cách hiểu về khởi nghiệp của dân thường, đó đơn thuần là tự tạo ra cơ sở kinh doanh của mình bằng hình thức này hoặc hình thức khác, không phụ thuộc vào việc có sử dụng công nghệ cao hay không, với mục đích phục vụ cộng đồng, vì lợi ích xã hội.

    Phạm vi bài viết này, mình muốn nói đến khởi nghiệp theo nghĩa rộng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (28/10/2017)
  • #472551   27/10/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình rất thích những bạn có tinh thần khởi nghiệp, tuy nhiên để đi đúng hướng thì cần tìm hiểu pháp luật liên quan đến lĩnh vực mà mình khởi nghiệp để tránh những rủi ro. Nhìn chung trong lĩnh vực nào cũng cần tính mới, đột phá sáng tạo nếu không thay đổi chúng ta sẽ lạc hậu

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #472636   28/10/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Rủi ro lựa chọn loại hình DN

    Nhiều cá nhân hay nhóm cá nhân khi có ý tưởng khởi nghiệp và bắt đầu tiến hành kinh doanh thường nghĩ không cần phải đăng ký doanh nghiệp hay đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh gì cả, cứ làm ở mô hình nhỏ lẻ trước, có lợi nhuận rồi thì thực hiện các thủ tục pháp lý sau cũng được.

    Suy nghĩ này, vừa đúng, vừa lại không đúng, vì trong nhiều trường hợp cá nhân hoặc nhóm cá nhân kinh doanh nếu không thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan sẽ gặp nhiều rủi ro, nhất là khi xảy ra tranh chấp và trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật quy định không phải đăng ký, đó là sản xuất, kinh doanh có mức thu nhập thấp sau đây:

    - Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.

    - Bán hàng rong, quà vặt.

    - Buôn chuyến.

    - Kinh doanh lưu động.

    - Làm dịch vụ.

    Trừ các trường hợp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện.

    UBND cấp tỉnh sẽ quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

    Giả sử như UBND cấp tỉnh không quy định mức thu nhập thấp này thì có thể lấy mức 100 triệu/năm để xác định. Mức này là mức tối thiểu để xác định nghĩa vụ thuế đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh.

    Khi chọn phương án đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, bạn sẽ đắn đo không biết chọn loại hình nào cho phù hợp, nào, hãy cùng mình phân tích nhé!

    Đăng ký hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

    Phần lớn thường sẽ chọn phương án này, bởi vì thủ tục đăng ký thành lập đơn giản và cái lợi lớn nhất đó là nghĩa vụ thuế ít hơn so với khi thành lập doanh nghiệp.

    Hộ kinh doanh chỉ phải nộp:

    1. Lệ phí môn bài nếu doanh thu từ 100 triệu đồng/năm

    1 triệu đồng/năm nếu doanh thu trên 500 triệu đồng/năm.

    500.000 đồng/năm nếu doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm

    300.000 đồng/năm nếu doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm.

    (Căn cứ Nghị định 139/2016/NĐ-CP)

    2. Thuế GTGT nếu doanh thu cả năm từ 100 triệu đồng trở lên/năm

    - Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

    - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

    - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

    - Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

    (Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC)

    3. Thuế TNCN nếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh

    - Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%.

    - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%.

    - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%.

    - Hoạt động kinh doanh khác: 1%.

    (Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC)

    Tuy nhiên, nếu bạn kinh doanh thuộc ngành, nghề có điều kiện, thì việc kinh doanh theo phương thức này hoàn toàn không được, và có ngành nghề buộc phải theo loại hình doanh nghiệp nhất định.

    Xem thêm:

    Tập hợp văn bản hướng dẫn 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

    Ngành, nghề kinh doanh bắt buộc thành lập theo loại hình doanh nghiệp nhất định

    Đăng ký thành lập doanh nghiệp

    Không có ưu thế về nghĩa vụ thuế so với hộ kinh doanh, nhưng khi thành lập doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân), sẽ có những lợi thế là được thừa nhận tư cách pháp nhân trong các giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng, ngân hàng…

    Điển hình như Bộ luật dân sự 2015 chỉ thừa nhận 2 đối tượng tham gia giao dịch dân sự, đó là cá nhân và pháp nhân, hoặc Thông tư 39/2016/TT-NHNN chỉ cho phép cá nhân, pháp nhân vay ngân hàng.

    Ưu nhược điểm của các loại hình DN như sau:

     

    Giới thiệu sơ lược

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    Công ty TNHH 1 thành viên

    - Là loại hình DN do 01 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu.

    - Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của DN trong phạm vi số vốn điều lệ của DN.

    - Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của DN nên các quyết định quan trọng được đưa ra nhanh chóng, kịp thời và không mất nhiều thời gian để thảo luận và đưa ra quyết định.

    - Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu DN.

    - Bị hạn chế khả năng huy động vốn, do không được quyền phát hành cổ phiếu.

     

    Công ty TNHH 2 – 50 thành viên

    - Là loại hình DN do nhiều thành viên là cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. (từ 2 – 50 thành viên)

    - Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của DN trong phạm vi số vốn điều lệ của DN.

    - Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu DN.

    - Có tư cách pháp nhân nên tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh do có uy tín khi tham gia các giao dịch.

    - So với công ty TNHH 1 thành viên, thì khả năng huy động vốn cao hơn.

    - Bị hạn chế khả năng huy động vốn, do không được quyền phát hành cổ phiếu, mà chỉ có quyền phát hành trái phiếu.

    - Khi quyết định vấn đề quan trọng, cần có sự chấp thuận của các thành viên chủ sở hữu, do vậy, khó có thể ra quyết định kịp thời trong trường hợp cần thiết.

     

    Công ty cổ phần

    - Là loại hình DN có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần.

    - Chủ thể sở hữu cổ phần là cổ đông.

    - Có tối thiểu 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.

    - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác với DN trong phạm vi số vốn đã góp.

     

    - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn số vốn đã góp nên ít rủi ro.

    - Khả năng hoạt động rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.

    - Khả năng huy động vốn cao, vì có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu.

    - Cơ cấu vốn linh hoạt, tạo điều kiện cho nhiều người cùng góp vốn.

    - Có tư cách pháp nhân nên tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh do có uy tín khi tham gia các giao dịch.

    - Hạn chế rủi ro khi ra quyết định mang tính chủ quan của một cá nhân là chủ sở hữu

    - Không hạn chế thành viên góp vốn nên cơ cấu tổ chức có phần cồng kềnh.

    - Việc quyết định các vấn đề quan trọng đòi hỏi phải được sự chấp thuận của cổ đông dựa trên tỷ lệ phiếu bầu trong cuộc họp HĐQT nên nhiều lúc mất thời gian, không thể ra các quyết định kịp thời trong trường hợp cần thiết do phải tuân thủ trình tự, thủ tục luật định.

     

    Công ty hợp danh

    - Là loại hình DN có ít nhất 02 thành viên là cá nhân cùng sở hữu chung, dựa trên sự uy tín giữa các cá nhân này.

    - Các cá nhân là thành viên phải chịu trách nhiệm bằng tòan bộ tài sản của mình.

    - Kết hợp uy tín của nhiều người.

    Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên mà công ty dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.

    - Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

    - Do các cá nhân là thành viên tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình nên khó tạo được lòng tin với khách hàng.

    - Có nhiều chủ sở hữu do vậy, khi quyết định vấn đề quan trọng cần phải có sự tham gia ý kiến của các thành viên.

    Doanh nghiệp tư nhân

    - Là loại hình dễ điều hành nhất.

    - Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN.

    - Không có tư cách pháp nhân.

     

    Chủ DNTN chủ động quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của DN.

     

    - Ưu điểm cũng đồng thời là nhược điểm, đó là không có sự tách bạch về tài sản giữa chủ DNTN với DN, do đó dễ dẫn đến rủi ro DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình và của cả DNTN chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp như ở loại hình công ty TNHH hoặc CTCP.

    - Khó tạo lòng tin trước khách hàng khi giao dịch bởi không có sự tách bạch về tài sản và khả năng chịu trách nhiệm cao hơn khi có rủi ro xảy ra.

    - Không có khả năng huy động vốn. (do không được phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu)

    Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp

    Các bạn cần cân nhắc ưu nhược điểm của từng loại DN, cùng với ngành nghề kinh doanh để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
  • #472638   28/10/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Bình luận thêm về việc lựa chọn mô hình DN

    Chính vì nghĩa vụ thuế đối với hộ kinh doanh có phần ít hơn nhiều so với DN, cho nên rất nhiều trường hợp khởi nghiệp lựa chọn mô hình này. 

    Cùng với hiện nay, nhà nước đang có các chính sách mở cửa, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN bằng nhiều chính sách ưu đãi.

    Vì có nhiều chính sách ưu đãi như vậy, nên khiến cho các hộ kinh doanh đủ chín muồi, lẽ ra phải chuyển thành DN, lại không muốn chuyển hoặc là khi khởi nghiệp, các bạn trẻ không chịu thành lập DN mà bắt đầu từ hộ kinh doanh, sau đó được hưởng các quyền lợi khi chuyển thành DN.

    Chính ưu đãi này làm cho các cơ sở kinh doanh không chịu lớn, mà cứ muốn nhỏ hoài, như các hộ nghèo, cận nghèo ở VN hiện nay. Vậy theo các bạn, chính sách ưu đãi này như vậy đã hợp lý chưa? Mình muốn nhận ý kiến đóng góp từ các bạn, chân thành cám ơn 

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    tainhan87 (30/10/2017) linh260198 (15/12/2017)
  • #472857   30/10/2017

    Bài viết rất hay và rõ ràng, mình vẫn còn thắc mắc giữa DNTN và CTy TNHH về việc chịu trách nhiệm dựa trên toàn bộ tài sản (DNTN) và phần vốn góp vào (TNHH) theo đó thì mình thấy DNTN chịu trách nhiệm lớn hơn CT TNHH về tài sản. Vậy thì thường chuyển từ hộ KD sang CT TNHH vẫn hơn DNTN. Liệu DNTN có ưu điểm nào hơn CT TNHH 1TV không? về kê khai thuế hay thủ tục kế toán, hay đăng kí thành lập chuyển đổi ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tainhan87 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (30/10/2017)
  • #472915   30/10/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    tainhan87 viết:

    Bài viết rất hay và rõ ràng, mình vẫn còn thắc mắc giữa DNTN và CTy TNHH về việc chịu trách nhiệm dựa trên toàn bộ tài sản (DNTN) và phần vốn góp vào (TNHH) theo đó thì mình thấy DNTN chịu trách nhiệm lớn hơn CT TNHH về tài sản. Vậy thì thường chuyển từ hộ KD sang CT TNHH vẫn hơn DNTN. Liệu DNTN có ưu điểm nào hơn CT TNHH 1TV không? về kê khai thuế hay thủ tục kế toán, hay đăng kí thành lập chuyển đổi ?

    Chào bạn tainhan87, cám ơn câu hỏi của bạn đã giúp mình phải suy nghĩ thêm về lợi ích giữa DNTN với công ty TNHH 1 thành viên, rõ ràng công ty TNHH vẫn ưu thế hơn so với DNTN vì đơn giản chủ sở hữu công ty TNHH chỉ phải chịu trách nhiệm trong giới hạn góp vốn, còn DNTN thì chịu trách nhiệm vô hạn, và do vậy, pháp luật không trao tư cách pháp nhân cho loại hình DNTN này. 

    Về chế độ kế toán và thuế cũng không có gì khác biệt giữa 2 loại hình.

    Tuy nhiên, nếu công ty TNHH 1 thành viên muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì cần phải làm các thủ tục thông báo thay đổi nhất định, song đối với DNTN thì không cần.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    tainhan87 (02/11/2017)
  • #472877   30/10/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Việc khởi nghiệp không còn quá mới mẻ với giới trẻ Việt Nam hiện nay. Nhưng để khởi nghiệp an toàn và thành công thì không hề đơn giản như lúc ta nghĩ mà nó khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy đừng có "nghĩ là làm", sẽ chẳng đi đến đâu, thất bại rồi chán nản.

     
    Báo quản trị |  
  • #473097   31/10/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Rủi ro lựa chọn thành viên góp vốn thành lập

    Rất nhiều trường hợp tình bạn hay tình cảm bị sứt mẻ chỉ bởi vì hùn hạp vốn làm ăn, bởi lúc đầu mọi thứ dường như quá dễ dàng, nhưng khi phát sinh quyền lợi, hoặc quyền lợi ảnh hưởng thì các bên thường xảy ra mâu thuẫn, có trường hợp mâu thuẫn giải quyết được, cũng có trường hợp người góp vốn lẳng lặng ra đi không xu dính túi hoặc nghiêm trọng hơn là đóng cửa, giải thể doanh nghiệp.

    Vậy làm sao để tránh rủi ro khi lựa chọn thành viên góp vốn?

    Các thành viên khi đã quyết định cùng nhau góp vốn xây dựng nên doanh nghiệp cần phải có Văn bản thỏa thuận ngay từ đầu, các bên cần dự liệu đến những tình huống xấu nhất, “mất lòng trước nhưng được lòng sau”, và đưa vào Điều lệ công ty.

    Trong một số trường hợp, các nội dung thỏa thuận sẽ không được chấp thuận tại Điều lệ Công ty hoặc các thỏa thuận mang tính bảo mật, nhạy cảm…các bên cần linh hoạt đưa vào Nghị quyết, Quy định trong nội bộ công ty, miễn là không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội.

    Và cần lưu ý thêm một số quy định liên quan đến thành viên góp vốn đó là:

    - Cán bộ, công chức được quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp, trừ trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó góp vốn vào DN hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. (theo Luật phòng chống tham nhũng 2005)

    - Đối với công ty cổ phần, cổ đông sáng lập (cổ đông tham gia góp vốn thành lập DN) chỉ được quyền chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác sau 03 năm kể từ ngày được cấp GCN đăng ký DN.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 31/10/2017 03:46:49 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #473116   31/10/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Khi chọn loại hình doanh nghiệp, người thành lập phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố như nguồn vốn, quy mô sản xuất kinh doanh, loại hình hoạt động, phương hướng phát triển...Một số quan điểm cho rằng so với doanh nghiệp tư nhân thì công ty TNHH, công ty CP ưu thế hơn ở điểm có tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân này thể hiện qua sự tách bạch về tài sản của công ty và chủ sở hữu, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trong cách hoạt động giao dịch của mình và trước pháp luật. (Chủ công ty TNHH, công ty CP không phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình như đối với chủ doanh nghiệp tư nhân).. khách hàng cũng tin tưởng hơn. Tuy nhiên, vấn đề này cũng chỉ là tương đối.

     
    Báo quản trị |  
  • #474081   09/11/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Rủi ro liên quan đến hợp đồng, giao dịch

    Một trong những rủi ro lớn nhất của những nhà khởi nghiệp khi bắt đầu ra kinh doanh đó là chủ quan trong việc soạn thảo hợp đồng, thực hiện các giao dịch, nhiều trường hợp còn sử dụng những mẫu hợp đồng được đăng tải trên mạng.

    Thực tế, các mẫu hợp đồng được đăng tải trên mạng không sai, song, khi tải về sử dụng, các bạn cần chỉnh sửa các nội dung hợp đồng cho phù hợp với bản thân doanh nghiệp mình, bởi đó chỉ là những mẫu hợp đồng chung nhất, áp dụng cho tất cả các trường hợp.

    Các bạn cần tìm hiểu kỹ năng soạn thảo văn bản để thiết lập mẫu hợp đồng chung cho doanh nghiệp của mình, hơn nữa là soạn thảo các quy chế nội bộ của doanh nghiệp mình.

    Các bạn có thể tham khảo các bài viết hướng dẫn sau:

    - Kỹ năng soạn thảo văn bản.

    - Chia sẻ hướng dẫn xây dựng quy chế nội bộ cho doanh nghiệp.

    - 12 loại hợp đồng bắt buộc theo mẫu.

    - Tất tần tật các văn bản liên quan đến hợp đồng

    - Những vấn đề liên quan đến hợp đồng tại BLDS 2015 và Luật thương mại 2005

     
    Báo quản trị |  
  • #474088   09/11/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Rủi ro liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ

    Vấn đề sở hữu trí tuệ được đặc biệt quan tâm khi Việt Nam mở cửa, tham gia các Hiệp hội, Tổ chức Quốc tế, các doanh nghiệp khi chuẩn bị thành lập cần chú ý về vấn đề này.

    Từ khâu nghĩ ra ý tưởng đến khi vận hành, bạn cần lưu ý, các đối tượng sau đây được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

    - Quyền tác giả, bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

    - Quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

    - Quyền đối với giống cây trồng, bao gồm: vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

    Thông thường, hiện nay, các nhà khởi nghiệp chú trọng quyền sở hữu công nghiệp.

    Các bạn có thể xem hướng dẫn các công việc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ tại đây, tùy từng mô hình doanh nghiệp bạn lựa chọn ban đầu mà thủ tục có khác nhau.

    Căn cứ pháp lý: Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.

     
    Báo quản trị |  
  • #474094   09/11/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Rủi ro liên quan đến chế độ kế toán, thuế

    Đây là rủi ro được đánh giá là quan trọng khi khởi nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh là doanh nghiệp hay hộ kinh doanh như mình đã phân tích mô hình ở trên.

    Hộ kinh doanh thường ít gặp rủi ro về thuế và kế toán hơn, bởi vì hộ kinh doanh không cần phải thực hiện các chế độ kế toán mà thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán, do vậy, đỡ tốn thời gian, công sức và tiền bạc chi trả cho

    Song, đối với khởi nghiệp hiện nay, Chính phủ đã dành những ưu đãi đặc biệt về thuế và kế toán, cụ thể:

    Đối với chế độ kế toán, doanh nghiệp mới thành lập là doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

    Về chính sách thuế, ban đầu doanh nghiệp mới thành lập được hưởng ưu đãi thuế như sau:

    1. Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm đối với:
    - Thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao;

    - Thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước theo quy định của pháp luật; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường;

    - Thu nhập của DN công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;

    - Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

    + Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng/năm, chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu;
    + Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và sử dụng trên 3.000 lao động.

    2. Áp dụng thuế suất 10% đối với:

    - Thu nhập của DN từ thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường;

    - Thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 của Luật nhà ở;

    - Thu nhập của cơ quan báo chí từ hoạt động báo in, kể cả quảng cáo trên báo in theo quy định của Luật báo chí; thu nhập của cơ quan xuất bản từ hoạt động xuất bản theo quy định của Luật xuất bản;

    - Thu nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối, trừ sản xuất muối quy định; đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm;

    - Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trừ thu nhập của hợp tác xã quy định.

    3. Áp dụng thuế suất 17% trong thời gian mười năm đối với:
    - Thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;

    - Thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; phát triển ngành nghề truyền thống.

    3a. Áp dụng thuế suất 15% đối với: thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    4. Áp dụng thuế suất 17% đối với thu nhập của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô.

    5. Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm, nhưng thời gian kéo dài thêm không quá 15 năm.

    Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của DN có doanh thu; đối với DN công nghệ cao, DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận là DN công nghệ cao, DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đối với dự án ứng dụng công nghệ cao được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao.

    Mời các bạn tham khảo hướng dẫn về chế độ kế toán, thuế tại đây.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    tieulu.exo@gmail.com (10/11/2017) binhminhgroup (19/07/2018)
  • #477902   10/12/2017

    grovegroup
    grovegroup

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    Khởi nghiệp - tất cả những gì liên quan thì thảo luận ở đây!

    Khởi nghiệp luôn là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, hai chữ khởi nghiệp tưởng chừng giản đơn, như việc chỉ cần bắt tay vào là làm được liền thì trên thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Con đường khởi nghiệp lưu lại dấu chân của biết bao kẻ thất bại. Hi vọng rằng đây sẽ là nơi chia sẻ được cho các bạn tất cả những vấn đề liên quan đến khởi nghiệp. 

    Mở đầu, mình xin viết 1 bài trả lời cho câu hỏi: Khởi nghiệp thì nên thành lập công ty gì?

    Những loại hình doanh nghiệp tối ưu cho khởi nghiệp.

    Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng hàng đầu khi khởi nghiệp là việc lựa chọn hình thức pháp lý của doanh nghiệp. Nhưng thông thường, những người khởi nghiệp lại có xu hướng không tìm hiểu kỹ và thành lập doanh nghiệp mà không có sự tư vấn của luật sư. Kết quả là họ thường bị vướng vào các phiền phức pháp lý không đáng có, dễ thấy nhất là các vấn đề về việc phải trả một khoản thuế cao hơn mà đáng lẽ họ đã có thể tránh nếu thành lập doanh nghiệp của mình dưới dạng Công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.

    Nhằm làm rõ hơn các hình thức pháp lý của doanh nghiệp cho những người mới bước chân vào con đường kinh doanh , mình xin phép đưa ra các loại hình công ty phù hợp nhất cho yêu cầu khởi nghiệp:

    _Công ty hợp danh: Nếu doanh nghiệp được thành lập bởi hai người trở lên, đây là sự lựa chọn phổ biến cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Thông thường các quy định và luật lệ của công ty sẽ được xây dựng trên sự thỏa thuận và đồng ý giữa người sang lập và những người tham gia, trong trường hợp không đạt được thỏa thuận thì luật sẽ là nguồn cung cho những quy định và luật lệ này.Ngoài ra, thu nhập của một thành viên sẽ bị đánh thuế dựa trên con số tổng của tất cả các thành viên. Cuối cùng, tất cả các thành viên đều phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản nợ của công ty, do đó tình hình tài chính của các thành viên này đều phải được cung cấp rõ ràng cho chủ nợ. Mình khuyến khích hình thức này.

    _Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp chính thống hơn. Các doanh nghiệp lớn hàng đầu đều thuộc loại hình công ty cổ phần. Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khi chủ không còn tồn tại. Quyền sở hữu công ty cổ phần có thể chuyển nhượng cho người khác. Doanh nghiệp thuộc loại này có thể bán cổ phiếu để huy động vốn, và chủ doanh doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân đối với các phán quyết pháp lý. Ví dụ, bạn là chủ công ty cổ phần sẽ không phải bán nhà riêng của mình để trả tiền điều trị cho một khách hàng bị thương do dùng sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, sự miễn trừ này sẽ không được áp dụng nếu tòa án phán quyết rằng bạn đã biết mình đang kinh doanh một loại hàng nguy hiểm có thể gây thương vong cho khách hàng và bạn lập ra công ty chỉ để bảo vệ mình.

    _Công ty trách nhiệm hữu hạn: Đây là hình thức phổ biến của loại hình doanh nghiệp, tùy vào không gian pháp lý mà công ty trách nhiệm hữu hạn tại đó có thể có những điểm khác biệt. Nhưng nhìn chung công ty trách nhiệm hữu hạn là việc lai giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có hai  thành viên trở lên đồng thời có những thuận lợi về thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

    _Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Được thành lập theo quy định của pháp luật và có hai người tham gia trở lên. Đây là loại hình doanh nghiệp thường thấy có các hình thức góp vốn bằng bất động sản hay phương tiện nhằm giữ bí mật về vốn điều lệ của công ty hay của quỹ phòng hộ.

    Như vậy công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn tùy theo không gian pháp lý mà có những kiểu thức khác với các loại hình còn lại. Đồng thời chi phí cho việc thành lập hai loại hình này thường cao hơn các loại hình còn lại như chi phí pháp lý, thuế, kế toán… Nhưng đồng thời lại mang lợi ích không nhỏ cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư như sự bảo vệ của pháp luật trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến tín dụng, khấu trừ thuế, các ưu đãi dành cho hai loại hình này theo quy định của pháp luật và sự dễ dàng trong việc huy động vốn so với loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

    Mặc dù Công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn sau quá trình hoạt động nhưng khoản phí chuyển đổi cũng là một điều nên cân nhắc.  

     
    Báo quản trị |  
  • #478068   11/12/2017

    grovegroup
    grovegroup

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    Những lý do khiến khởi nghiệp thất bại

    Con đường khởi nghiệp lúc nào cũng đầy chông gai, khó khăn. Sau đây mình xin đưa ra những lý do khiến khởi nghiệp thất bại. Các bạn hãy cùng mình bổ sung, thảo luận và đưa ra những giải pháp hạn chế những rủi ro này nhé!

    - Thị trường không cần đến.

    - Cạn vốn, không đủ tài chính duy trì việc kinh doanh.

    - Nhân sự không thích hợp hoặc chế độ không đủ giữ chân nhân sự trong giai đoạn setup.

    - Cạnh tranh khốc liệt khiến doanh nghiệp không trụ vững nổi.

    - Vấp phải vấn đề tài chính bất ngờ.

    - Chất lượng sản phẩm không được tốt như mong đợi và quảng bá.

    - Thiếu mô hình kinh doanh

    - Việc tiếp thị còn non kém.

    - Không quan tâm đến khách hàng cũng như những ý kiến phản hồi của họ

    - Sản phẩm ra đời chưa phù hợp với thời điểm hiện tại.

    - Đầu tư tràn lan, thiếu tập trung cho 1 ý tưởng khởi nghiệp.

    - Bộ máy làm việc không hòa hợp, thống nhất với nhau.

    - Những người chủ chốt, cốt cán không đủ năng lực hoặc bản lĩnh yếu kém.

    - Thiếu sự đam mê và quyết tâm theo đuổi.

    - Chọn sai thị trường địa lý.

    - Đầu hàng trước hàng loạt các vấn đề pháp lý xung quanh việc khởi nghiệp.

    - Không biết sử dụng lợi thế như các mối quan hệ, các cố vấn, các bậc tiền bối.

    - Các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ.

    - Tổ hợp của tất cả những lý do trên.

     

    Cập nhật bởi tranduongls93 ngày 11/12/2017 11:28:47 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #478797   15/12/2017

    Giống như xe 24 chỗ trở xuống phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do là hàng xa xỉ phẩm, không phù hợp với kinh tế còn chưa phát triển ấy bác nhỉ? Trong khi cái anh xe máy gây combo tiêu tốn nhiên liệu + ô nhiễm môi trường + tắc đường thì lại cứ khuyến khích! Nhiều khi cũng chả hiểu các bác trên ấy nghĩ gì nữa

     
    Báo quản trị |