Room tín dụng được quy định ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #590985 13/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Room tín dụng được quy định ra sao?

    Room tín dụng hay còn được biết đến là hạn mức vay vốn của ngân hàng đối với từng đối tượng, việc quy định hạn mức đối với ngân hàng hạn chế nhiều rủi ro cho ngân hàng. Đặc biệt là các chủ thể vay vốn tập trung đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản hay trái phiếu doanh nghiệp,... Đến khi vỡ nợ thì không thể trả nợ ngân hàng với mức tiền vay quá cao.
     
    room-tin-dung-duoc-quy-dinh-ra-sao
     
    Room tín dụng cũng được xem là công cụ quản lý tài chính và điều chỉnh lạm phát của đất nước. Dù vậy, sau một thời gian dài thực hiện room tín dụng hiện nay đang gặp một số bất cập trong thời điểm phục hồi kinh tế sau đại dịch do nhu cầu cần nguồn vốn lớn để trở lại. Qua đó, cần có quy định thay đổi giới hạn mức vay tín dụng phù hợp so với thời điểm.
     
    1. Room tín dụng là gì?
     
    Các quy định hiện hành chưa đề cập đến thuật ngữ room tín dụng, và từ ngữ ngày chỉ mới được sử dụng nhiều gần đây đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.
     
    Theo đó, room tín dụng có nghĩa là giới hạn cho vay của ngân hàng hay giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng. Giới hạn cấp tín dụng là khả năng cho vay của ngân hàng đối với bên vay tiền trong hạn mức tài chính nhất định.
     
    Room tín dụng có ý nghĩa rất lớn khi được đưa vào áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng nhằm giảm lạm phát. Room tín dụng quy định tăng trưởng tín dụng tối đa của ngành ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vào đầu mỗi năm, dựa vào sự tăng trưởng này Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định tỷ lệ room tín dụng tùy vào tài chính của ngân hàng thương mại.
     
    2. Hạn mức cấp của tín dụng
     
    Để thực hiện quy luật về room tín dụng Ngân hàng Nhà nước đã quy định hạn mức cấp tín dụng từ rất sớm. Cụ thể theo Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017) quy định về giới hạn cấp tín dụng đối với tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng như sau:
     
    (1) Ngân hàng thương mại.
     
    - Đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có.
     
    - Đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có.
     
    (2) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
     
    - Đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có .
     
    - Đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có.
     
    Mức dư nợ cấp tín dụng không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.
     
    Mức dư nợ cấp tín dụng bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành.
     
    (3) Trường hợp đặc biệt.
     
    Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
     
    Trong một số dự án, nhiệm vụ liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội mà khả năng cung cấp tín dụng, khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định việc cấp tín dụng vượt hạn mức nhưng phải đảm bảo điều kiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
     
    Qua quy định trên, hạn mức cấp tín dụng được áp dụng với ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phi ngân hàng với các mức tối đa với từng đối tượng là một người vay hoặc từ hai người có liên quan với nhau.
     
    3. Nới room tín dụng
     
    Hết room tín dụng là trường hợp mà người vay đã đạt ngưỡng giới hạn cho vay của room tín dụng. Theo đó, khách hàng không thể tiếp tục cho vay được nữa, điều này ảnh hưởng đến mức tăng trưởng của tổ chức tín dụng và ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn ngân hàng của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, khi nền kinh tế khôi phục, sản xuất, kinh doanh đã hoạt động ổn định trở lại, nhu cầu vay vốn ở mức cao nhưng vì giới hạn vay vốn vẫn gặp bất cập đối với quy định về room tín dụng.
     
    Từ vấn đề trên, mới đây Ngân hàng Nhà nước cũng đã có một số điều chỉnh đối với room tín dụng với những quy định về việc nới room tín dụng để giúp các tổ chức tín dụng có thể hỗ trợ mức vay vốn được nhiều hơn so với quy định trước đó.
     
    Đây được xem là lần đầu tiên mà Ngân hàng Nhà nước mạnh tay nới rộng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu và đẩy mạnh phát triển kinh tế. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức tín dụng cho 15 ngân hàng với mức điều chỉnh cấp thêm từ 1% - 4% cho các ngân hàng thương mại.
     
    Qua đây, người dân hay các tổ chức kinh doanh có thể thực hiện vay vốn thêm từ 1% - 4% so với các quy định trước đó, đây là mức tăng trưởng ổn dù không cao nhưng việc thực hiện cần được đi từng bước tránh xảy ra lạm phát, đầu cơ hay tăng nợ xấu cho ngân hàng.
     
    Như vậy, room tín dụng được hiểu là hạn mức tối đa được vay của ngân hàng cho người vay (cá nhân, tổ chức) nhằm hạn chế các rủi ro cho ngân hàng cũng như kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, sắp tới đây người vay đã có thể thực hiện vay vốn ở hạn mức cao hơn tùy vào một số ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước quy định để phục hồi kinh tế.
     
    1519 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    phucduong1211@gmail.com (10/11/2022) ThanhLongLS (13/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận