Chia di sản thừa kế, mong mọi người giúp đỡ t gấp lắm và rất gà môn này!

Chủ đề   RSS   
  • #240942 22/01/2013

    Kembonbong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/01/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Chia di sản thừa kế, mong mọi người giúp đỡ t gấp lắm và rất gà môn này!

    Ông A kết hôn với bà B sinh được 3 người con C, D, E. C kết hôn với H sinh được 2 con là J, K. D kết hôn với T sinh đượ 1 con là M. Năm 2010 ông A và anh C bị tai nạn chết cùng 1 lúc, trước đó A có để di chúc cho M 1 nửa tài sản. Hãy xác định hàng thừa kế và chia tài sản thừa kế biết rằng: Tài sản chung của A và B là 800 tr, tài sản chung của C và H là 400 tr và di chúc được lập là hoàn toàn hợp pháp.

    Giải quyết bài này giúp t với, cảm ơn mọi người!

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 22/01/2013 07:48:48 CH
     
    9966 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kembonbong vì bài viết hữu ích
    tieukiem1 (23/01/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #240961   22/01/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào em!

    Em tự mình chia trước, thể hiện các bước chia và kết quả. Sau đó thành viên DanLuat sẽ trao đổi giúp em hoàn hành bài tập này.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    Kembonbong (22/01/2013)
  • #240993   22/01/2013

    Kembonbong
    Kembonbong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/01/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Năm 2010 A chết mở di sản của A: 800 / 2= 400 tr ; A di chúc cho M 200 tr => còn 200 tr chia đều cho B, C, D, E. Theo điều 676, B=C=D=E= 200 / 4= 50 tr.

    Mà C chết cùng thời điểm với A nên theo điều 677, J, K được thừa kế kế vị: J =K =50 /2 = 25 tr

    Cùng thời điểm đó mở di sản của C: 400/2= 200 tr. Cũng theo điều 676, chia đều cho B, H, J, K . B= H= J= K= 200 / 4=50 tr

    Chỉ đơn giản thế này thôi phải không ạ? và nếu không chia theo pháp luật và không có khởi kiện thì sẽ ko áp dụng điều 669 đúng không?

    Em cảm ơn!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #241047   22/01/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào em!

    Cách chia của em là đúng rồi, nhưng em chưa tổng cộng lại số tiền thực hưởng di sản thừa kế:

    M = 200 triệu.

    B = 400 + 50 + 50 = 500 triệu.

    D = 50 triệu.

    E = 50 triệu.

    J = K = 25 + 50 = 75 triệu.

    H = 200 + 50 = 250 triệu.

    Trường hợp trên không áp dụng điều 669.

    Căn cứ điều 676 Bộ luật dân sự em xác định hàng thừa kế của A và C nhé.

    Chúc em học tốt!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    Kembonbong (22/01/2013)
  • #241095   22/01/2013

    Kembonbong
    Kembonbong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/01/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Cảm ơn anh rất nhiều!

    Nhưng cho em hỏi về điều 669, áp dụng khi nào, đọc đi đọc lại rồi mà e luôn thấy k hiểu rõ, cứ chia tài sản theo di chúc thì xem xét rồi áp dụng điều 669 ạ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kembonbong vì bài viết hữu ích
    duhungcuong93 (12/06/2013)
  • #241097   23/01/2013

    lovestory28
    lovestory28

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:22/01/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cùng thời điểm đó mở di sản của C: 400/2= 200 tr. Cũng theo điều 676, chia đều cho B, H, J, K . B= H= J= K= 200 / 4=50 tr
    (ts C+H=400tr sao chia ca cho B nũa thế ạ)

     
    Báo quản trị |  
  • #241136   23/01/2013

    Kembonbong
    Kembonbong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/01/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    lovestory28 viết:

    Cùng thời điểm đó mở di sản của C: 400/2= 200 tr. Cũng theo điều 676, chia đều cho B, H, J, K . B= H= J= K= 200 / 4=50 tr
    (ts C+H=400tr sao chia ca cho B nũa thế ạ)

    Đúng rồi bạn ạ!

    vì B là mẹ của C, theo điều 676, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

     
    Báo quản trị |  
  • #241176   23/01/2013

    Đề bài cho biết A và B có 3 người con là C, D ,E. C và D đã kết hôn nên đương nhiên họ đã thành niên. Còn E thì đề bài không đề cập, do đó chúng ta phải chia thành 2 trường hợp:

    a) trường hợp E không thuộc các trường hợp quy định tại điều 669 BLDS

    Đối với trường hợp này ta chia theo cách của bạn đã nêu

    b) trường hợp E thuộc các trường hợp quy định tại điều 669 BLDS

    Đối với trường hợp này thì E là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc và được nhận 2/3 của 1 suất theo pháp luật.

    Ở đây, khi chia theo pháp luật thì B=C=D=E=400/4 =100 tr, nên 2/3 * 100 = 66,66 tr

    Nhưng theo cách chia trong di chúc của A thì E chỉ được hưởng 50tr

    Do đó, E còn được nhận thêm 16,66 tr từ các đồng thừa kế khác để có đủ 66,66 tr.

    Trên đây là ý kiến của mình, hy vọng sẽ giúp được bạn

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trongqui1510 vì bài viết hữu ích
    Kembonbong (24/01/2013)
  • #241178   23/01/2013

    Kembonbong
    Kembonbong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/01/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Cảm ơn bạn!

    Nhưng đối với bài này phải chia 2 trường hợp à? mình tưởng nếu không nói gì thì sẽ coi như là E đã thành niên chứ?

     
    Báo quản trị |  
  • #241184   23/01/2013

     

    Kembonbong viết:

     

    Cảm ơn bạn!

    Nhưng đối với bài này phải chia 2 trường hợp à? mình tưởng nếu không nói gì thì sẽ coi như là E đã thành niên chứ?

     

     

    Chúng ta học luật thì không thể nói như vậy được bạn à, cái gì đề không nói rõ thì chúng ta phải chia trường hợp để giải.

    Lúc trước mình thi đều như thế cả, những gì chưa rõ thì phải chia trường hợp.

    Bài tập có sự phân hóa riêng của nó, nếu bạn chỉ giải 1 cách thì bạn được 1/2 số điểm, nếu bạn tinh ý nhận ra cách còn lại thì bạn sẽ được trọn vẹn số điểm. Chứ đề mà rõ ràng hết thì ai cũng được điểm cao hết rồi.

     

    Kembonbong viết:

     

    Cảm ơn bạn!

    Nhưng đối với bài này phải chia 2 trường hợp à? mình tưởng nếu không nói gì thì sẽ coi như là E đã thành niên chứ?

     

     

    Chúng ta học luật thì không thể nói như vậy được bạn à, cái gì đề không nói rõ thì chúng ta phải chia trường hợp để giải.

    Lúc trước mình thi đều như thế cả, những gì chưa rõ thì phải chia trường hợp.

    Cập nhật bởi trongqui1510 ngày 23/01/2013 12:07:18 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trongqui1510 vì bài viết hữu ích
    Kembonbong (24/01/2013)
  • #241509   24/01/2013

    Bài 1 bạn làm chưa chính xác rồi. Bạn nên lưu ý 1 số vấn đề sau

    + Thứ nhất: số tài sản mà bà B nhận được <2/3 của 1 suất theo pháp luật (VÌ bà B thuộc dạng được hưởng không phụ thuộc vào nội dung di chúc). Do đó, các đồng thừa kế phải trích ra 1 khỏan tiền tương ứng mà họ nhận được để đưa cho bà B

    + Thứ hai: Nếu trong trường hợp này D và K mà chưa đủ 18 tuổi thì D và K cũng phải nhận được ít nhất là 2/3 của 1 suất theo pháp luật (vì đề bài không nhắc D và K đã thành niên chưa nên ra không biết được)

    Bạn nên xem lại các vấn đề trên sẽ có được bài giải chính xác

    Chúc bạn thành công

     

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 24/01/2013 09:23:16 CH sửa tiêu đề
     
    Báo quản trị |  
  • #241400   24/01/2013

    Bài này không phải đơn giản đâu bạn, mình xin gợi ý bạn 1 số vấn đề sau:

    + Thứ nhất: chỉ áp dụng 1 trong 2 lọai là trách nhiệm hình sự hoặc hành chính vì 2 lọai này lọai trừ nhau

    + Thứ hai: Theo Khỏan 3 Điều 8 BLHS thì trường hợp này là tội ít nghiêm trọng (vì khung hình phạt cao nhất của Khỏan 1 Điều 138 BLHS là 3 năm tù giam). Do đó, Chúng ta phải xác định lúc thực hiện hành vi A và B đã đủ 18 tuổi chưa (trong trường hợp này A có thể không đủ 18 tuổi), vì người chưa thành niên phạm tội thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội ít nghiêm trọng theo Khỏan 2 Điề 69 BLHS

    Sau khi phân tích các vấn đề trên bạn sẽbiết được loại trách nhiệm mà A và B phải chịu

     
    Báo quản trị |  
  • #242527   29/01/2013

    ngoctrinh281
    ngoctrinh281

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có điều này e vẫn còn thắc mắc lắm, C và D đã kết hôn nên đã đủ tuổi vị thành niên, còn E chưa được đề cập tuổi, vậy nếu chia có di chúc thì C và D vẫn được hưởng di chúc ạ?  còn E chưa biết tuổi thì làm sao để xác định được để chia chính xác? 

    Ai giải đáp thắc mắc giúp e với, bây giờ e cảm thấy còn mờ mịt quá :(

     

     
    Báo quản trị |  
  • #242600   30/01/2013

    anh_duong
    anh_duong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    ngoctrinh281 viết:

    Có điều này e vẫn còn thắc mắc lắm, C và D đã kết hôn nên đã đủ tuổi vị thành niên, còn E chưa được đề cập tuổi, vậy nếu chia có di chúc thì C và D vẫn được hưởng di chúc ạ?  còn E chưa biết tuổi thì làm sao để xác định được để chia chính xác? 

    Ai giải đáp thắc mắc giúp e với, bây giờ e cảm thấy còn mờ mịt quá :(

     

    + Về E: bài chưa nói rõ đã thành niên hay chưa thì phải chia trường hợp ra để giải quyết đó bạn
    + Về C, D: A để lại di chúc chia để lại nửa tài sản cho M, nửa còn lại vẫn chưa được nói tới trong di chúc nên nửa đó sẽ được chia theo PL. Hàng thừa kế thứ nhất gồm có vợ/chồng, cha - mẹ -con, con ở đây bao gồm cả thành niên và chưa thành niên nên C, D sẽ được hưởng thừa kế theo PL

     
    Báo quản trị |  
  • #259269   05/05/2013

    - di sản thừ kế của A = 400tr
    - theo di chúc: M đc hưởng 1/2 => M = 200tr
      => di sản thừa kế còn lại 200tr
    - kiểm tra: B thuộc điều 669BLDS => B được hưởng 2/3 của 1 suất thừa kế theo PL
      + 1 suất TKTPL= (400/4)*2/3 = 67tr
       => B được hưởng : 67*2/3= 45tr
    => di sản còn lại của ông B sẽ là : 200-45= 155tr
    - thừa kế theo PL( chia đều chia hết cho những người thuộc hàng TK thưa 1)
     => B=C=D=E= 155/4=38,75tr
     - C chết cùng thời điểm với A mà C lại có 2 con là J, K. Nên J,K được thừa kế thế vị
       => J=K= 38,7/2=19,35tr
    Chia DSTK của C:
       + TS thừa kế của C là 400/2=200tr
       + C chết ko để lại di chúc nên tài sản sẽ chia theo pháp luật ( cụ thể ở đây là hàng thừa kế thứ 1 )
       => H=J=K=B= 200/4=50tr.
     

     
    Báo quản trị |