thangnd81 viết:
Tôi vẫn thấy hướng dẫn trên của LS vẫn không hợp lý vì:
Căn cứ theo điểm c khoản 1 điều 676 BLDS thì chỉ nói là các cháu thuộc hàng thừa kế thứ 3, bố tôi và bác tôi theo mục điểm b khoản 1 điều 676 BLDS thì lại thuộc hàng thừa kế thứ 2, bố tôi và bác tôi vẫn còn sống thì sao hàng thứ 3 lại được hưởng cùng chứ ( căn cứ vào khoản 3 điều 676 BLDS )
Ngoài ra tôi có tham khảo bài giảng của Đại Học Luật Hà Nội về thừa kế thế vị thì cũng chỉ liệt kê cụ thể những trường hợp sau mới áp dụng thừa kế thể vị:
- Cháu thế vị bố mẹ để hưởng di sản của ông bà để lại
- Chắt thế vị bố mẹ để hưởng di sản của cụ
http://www.dhluathn.com/2014/11/thua-ke-vi-theo-qui-inh-tai-blds-nam.html
Xin chào, phòng tư vấn pháp luật công ty LTD Kingdom xin được trả lời vấn đề của bạn như sau:
Trước hết, chúng tôi đã có sự nhầm lẫn khi không hiểu ý của câu hỏi nên đã có câu trả lời tư vấn chưa chính xác.
Về vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo điều 676 và diều 677, Bộ luật dân sự 2005:
"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Điều 677. Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."
Như vậy, khi bác bạn mất mà không có con, chồng; nếu còn bố mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi thì di sản để lại sẽ chia cho họ. Còn nếu bác bạn không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất được nêu trên thì sẽ chuyển sang hàng thừa kế thứ hai, trong đó có anh em ruột. Như vậy bố bạn và người còn lại sẽ dược hưởng phần di sản thừa kế đó.
Thời điểm bác bạn mất là diễn ra sau so với cái chết của chú bạn, tuy nhiên điều 677 về thừa kế thế vị chỉ được áp dụng với trường hợp bác bạn có con và người đó chết trước hoặc cùng thời điểm mà bác bạn mất khong áp dụng với các hàng thừa kế tiếp theo. Thêm vào đó, tại thời điểm chia thừa kế theo pháp luật chú bạn đã mất nên chú bạn sẽ không được hưởng phần di sản của bác bạn và cũng không áp dụng thừa kế thế vị trong trường hợp này.
Như vậy, hai con của chú bạn sẽ không được hưởng di sản là chính xác.
Nếu bạn có vấn đề hoặc thắc mắc cần thêm thông tin tư vấn, b có thể liên hệ với ms. Hải theo số 01639025347.