Chấm dứt thỏa thuận thực tập có bồi thường không?

Chủ đề   RSS   
  • #247080 05/03/2013

    namtruong08

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Chấm dứt thỏa thuận thực tập có bồi thường không?

    Xin chào luật sư,

    Tôi có đồng ý thực tập tại một công ty 100% vốn nước ngoài đặt tại Việt Nam. Trước khi làm việc, tôi và công ty có ký với nhau bản thỏa thuận làm việc thời hạn 3 tháng, thỏa thuận này được trình bày thành văn bản, có tiêu đề là "Thỏa thuận thực tập". Vậy nếu nay tôi muốn đơn phương chấm dứt thỏa thuận này thì có được không, nếu được thì cần điều kiện gì, pháp luật quy định như thế nào? Liệu tôi có phải bồi thường hay không?

    Rất mong lời giải đáp từ luật sư,

    Xin chân thành cám ơn!

     
    13214 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #247324   07/03/2013

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Mời bạn tham khảo quy định của pháp luật lao động hiện hành có liên quan (Điều 32 và Điều 37 BLLĐ 1994) như sau:

     

    Điều 32

    Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác.

    Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thoả thuận.

     

    Điều 37

    1- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;

    b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng;

    c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất ba ngày;

    b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luật này. 

    3- Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày.

    Trường hợp sau khi tham khảo quy định trên mà vẫn còn vướng mắc, mời bạn tiếp tục nêu lên. 

     

    Trân trọng!

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    namtruong08 (10/03/2013)
  • #247446   07/03/2013

    namtruong08
    namtruong08

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào luật sư,

    Tôi chân thành cảm ơn câu trả lời của luật sư, tuy nhiên tôi vẫn còn thắc mắc.

    Theo lời giải đáp của luật sư, vậy đối với trường hợp của tôi thì văn bản "Thỏa thuận thực tập" này xem như hợp đồng thử việc (áp dụng điều 32) hay được xem như hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng (áp dụng điều 37)?

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #247506   08/03/2013

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Bộ luật lao động có ghi các loại hợp đồng lao động như sau:

     

    Điều 27

    1- Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.

    Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;

    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    2- Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    3- Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác

     

    Như vậy, bạn xem "thoả thuận thực tập" của bạn về thực chất là thoả thuận việc làm thử (Điều 32) hay hợp đồng lao động (Điều 27) để biết mình có quyền và nghĩa vụ gì khi đơn phương chấm dứt thoả thuận của mình.

     

    Trân trọng! 

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    namtruong08 (10/03/2013)
  • #247764   10/03/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3508
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    Chào bạn namtruong08, theo tôi thấy thì ở đây có 2 vấn đề cần xem xét.

    Thứ nhất, thỏa thuận thực tập này có được coi là hợp đồng lao động hay không. Nếu đúng là HĐLĐ thì tham khảo câu trả lời của LS Nghị

    Để xác định xem thỏa thuận này có là HĐLĐ hay không thì phải xét xém việc bạn thực tập có đúng là một hình thức làm việc cho cty hay không, và bạn có được nhận thù lao/lương gì không. Nếu bạn không thực hiện 1 công việc mà cty giao cho, hoặc nếu bạn không nhận thù lao thì đây không phải là HĐLĐ.

    Thứ hai, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hay không. Nếu trong thỏa thuận ghi rõ việc bạn hoặc cty có quyền đơn phương chấm dứt thỏa thuận này thì chẳng có gì để nói cả. Nếu không ghi rõ thì có thể hiểu rằng bạn không có quyền đơn phương chấm dứt thỏa thuận mà phải thương lượng với công ty về việc chấm dứt, hoặc là thực hiện thỏa thuận đến hết thời hạn 3 tháng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    namtruong08 (10/03/2013)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com