Bảo lãnh cho người thân

Chủ đề   RSS   
  • #5384 24/02/2009

    ngocloan6563

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bảo lãnh cho người thân

    Kính thưa luật sư!

    Em trai tôi đang thực hiện lệnh tạm giam ở Chí Hòa đã 3 tháng vì bị khép tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Em tôi là người trung gian đặt hàng giữa chủ nhà máy sản xuất và người tiêu thụ hàng để hưởng chênh lệch. Sau hai tháng thì tôi được gặp mặt em tôi.

    Với tình hình như thế xin luật sư vui lòng cho tôi được biết: tôi có thể bảo lãnh cho em trai tôi được tại ngoại hay không? Tôi cũng xin được hỏi. có nhiều người bị giam lâu mới được gặp mặt. Tôi được gặp như vậy có phải là do điều tra đã xong hay có thể liên hệ đến mức độ của sự việc hay không.

    Mong luật sư bớt chút thời gian giải đáp cho tôi.

    Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của luật sư

     
    29175 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan6563 vì bài viết hữu ích
    ntyphi (26/07/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #5385   24/02/2009

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần
    Lawyer

    Muốn bảo lảnh cho bị can, bị cáo phải được hai người thân thích đứng ra bảo lãnh. Bạn có thể làm đơn gửi đến cơ quan điều tra để nơi đây xem xét.
    Để giử bí mật điều tra, bị can không được gặp bất cứ ai. Khi không còn phải giử bí mật điều tra, bị can được gặp thân nhân. Việc sớm hay chậm gặp mặt không liên hệ gì đến mức độ phạm tội của đương sự.
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn LS_NgDinhHung vì bài viết hữu ích
    ntyphi (26/07/2012) quanghienluat (21/06/2013) Tinhlv2017 (12/09/2018)
  • #5393   30/03/2009

    pely
    pely

    Sơ sinh

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    thưa luật sư

    hiện ba tôi đang bị giam giữ ở trại giam huyện daklap_daknong vì tội cố ý gây thương tích. trong trường hợp trên gia đình tôi cũng gởi đơn khiếu nại nhưng sau khi nhận đơn thì không được quyển bảo lãnh tại ngoại. trong trường hợp trên thì sau bao lâu gia đình tôi mới có thể bảo lãnh ba tôi tại ngoài?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn pely vì bài viết hữu ích
    Tinhlv2017 (12/09/2018)
  • #5394   30/03/2009

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần
    Lawyer

    Bảo lảnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam,
    căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xả hội của hành vi phạm tội và nhân thân bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lảnh. Việc khiếu nại không phải là lý do không cho bảo lảnh, và không có qui định nào về thời gian xin bảo lảnh.
    Bạn có thể xin bảo lảnh bất cứ lúc nào
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_NgDinhHung vì bài viết hữu ích
    Tinhlv2017 (12/09/2018)
  • #152575   04/12/2011

    jin.lee
    jin.lee

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa luật sư
    Hiện tôi có 1 người bạn vi phạm về tội cờ bạc đang bị công an giam giữ khi tôi lên công an thì họ bảo tôi là không có bảo lãnh gì hết thì nào thả mới về vậy tôi muốn bảo lãnh cho bạn có được không luật sư để giảm thời gian tạm giam
     
    Báo quản trị |  
  • #153315   07/12/2011

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần
    Lawyer

    Muốn bảo lảnh cho bị can, bị cáo phải được hai người thân thích đứng ra bảo lãnh. Bạn không phải là thân thích của bị can, nên không được bảo lảnh.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_NgDinhHung vì bài viết hữu ích
    Tinhlv2017 (12/09/2018)
  • #153366   07/12/2011

    jin.lee
    jin.lee

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Lúc 14 giờ 45 ngày 28-11-2011, Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1972) đang làm nhà cái, các “quý bà” Vương Thị Kim Lành (SN 1973), Ngô Thị Ngọc Hạnh (SN 1975), Thái Thị Thùy Linh (SN 1978), Nguyễn Thị Mỹ Tiên (SN 1968), Hồ Thị Liên (SN 1963), Trần Thị Thanh Lan (SN 1975, cùng ngụ Q.Bình Thạnh) và Nguyễn Thị Kim Loan (SN 1981, ngụ P.Thảo Điền, Q2) trực tiếp ngồi sòng đặt cược, hơn 30 con bạc còn lại đang ké bón tiền thì bị Đội chống tệ nạn xã hội Phòng CSĐTTP về TTXH kết hợp CAP25, Q.Bình Thạnh ập vào bắt quả tang. Các con bạc khai đã gầy sòng được 20 ván, chủ chứa Trần Thị Hồng lấy tiền xâu được 1.100.000 đồng. Công an lập biên bản phạm pháp quả tang 48 đối tượng, thu 32 ĐTDĐ, 3 bộ bài, 2.700.000 đồng tiền tang, 1.100.000 đồng tiền xâu và 52.650.000 đồng các đối tượng mang đi đánh bạc.
     Thưa luật sư vậy các đối tượng này có được bảo lãnh không khi bị đang lên báo thế này nếu không bảo lãnh được thì mức án của họ là bao lâu ????
     
    Báo quản trị |  
  • #153415   07/12/2011

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần
    Lawyer

    Bảo lãnh là quyền của người thân thích của bị can , còn cho hay không thuộc quyền của cơ quan tiến hành tố tụng.
     
    Báo quản trị |  
  • #153941   09/12/2011

    ngocnhan787
    ngocnhan787

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    E chào Luật Sư ạ!
    e có thể hỏi Luật sư 1 điều được không ạ.
    Trước đây (2005) e của e phạm tội trộm cắp tài sản, khi đó e nó làm ở làng nướng do 3 tháng chủ không trả lương nên nó cùng 1 đám bạn lấy đồ đi bán, đã bị giam 9thang 2 ngày và hết thời gian tạm giam thì nó đc thả về, e cũng không nhớ số tiền đó là bao nhiêu nữa.
    Lần 2 vào năm 2009 nó vào nhà ngta sửa điện, đã lấy cắp 2000USD, cùng 1 số vàng, gia đình e đã bồi thường thiệt hại và Ba e là thương binh chiến trương Campuchia. Tòa tuyên án 4,5 năm nhưng kháng cáo, tòa án TP giảm xuống còn 4 năm. Và nó đi đc 1,5 năm do cải tạo tốt và thân nhân tốt nên đc đặc xá vào T09/2010.
    Gần đây, cách 1 tuần nó bảo trì máy lạnh ở Phú Mỹ Hưng, đã lấy cắp 1 điện thoại, 1 láp top. và 56 trieu cùng 1 hộp vàng trắng nhưng tất cả nó đều bán ăn chơi quán bar hết rồi, vàng trắng thí nó nói làm rớt mất.
    Nhà bị hại nói tổng trị giá 130 triệu.
    Ngày 15/01/2012 tới là đám cưới nó(1,5 tháng nữa), mọi việc đã chuẩn bị hết, nhà hàng cũng đã đặt rồi.
    Nó đã thành thật khai báo công an tất cả những tội của nó, bây giờ e muốn hỏi gia đình e khắc phục hậu quả xong và có cách nào cho nó được tại ngoại không?
    Kính mong Luật sư tư vấn và giúp đỡ.
     
    Báo quản trị |  
  • #154003   09/12/2011

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần
    Lawyer

    Hai người thân của bạn làm đơn bảo lảnh, ghi rỏ nội dung sự việc, cơ quan điều tra sẽ xem xét để cho em bạn tại ngoại hay không.
     
    Báo quản trị |  
  • #174033   25/03/2012

    quochung113
    quochung113

    Male
    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật sư cho em hỏi .
    Ba em mượn tiền của người khác số tiền là 325tr nhưng ko có khả năng chi trả bỏ trốn và bị bắt , lên CA em có viết giấy Cam Đoan Và Bảo Lãnh cho ba em về , em có hứa sẽ giúp ba em trả nợ với biện pháp là bán nhà của em , nhưng đến hạn trả tiền nhưng em vẫn chưa bán dc nhà , như vậy ba em có bị bắt lại ko ?  và em có bị trách nhiệm gì trước pháp luật ko ? nếu ba em bị đi tù , thì số tiền đó em có phải trả nưã ko? xin luật sư giải thích và hướng dẫn em .
     
    Báo quản trị |  
  • #176172   04/04/2012

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần
    Lawyer

    Bạn không có nghĩa vụ phải trả nợ cho ba bạn, nên trả nợ hay không là quyền của bạn. Do không đọc được hồ sơ vụ việc, nên tôi không thể trả lời ba bạn có bị bắt lại hay không.
     
    Báo quản trị |  
  • #262623   20/05/2013

    Dennis.trang38
    Dennis.trang38

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bảo lảnh người thân

    Kính chào luật sư , nay e có 1 người bạn rất thân , nhưng ko may anh ấy làm nghề massage nam trong 1 spa , nay a ấy bị công an thành phố kiểm tra và bắt vào tối qua 19-05-2013, đến nay vẩn chưa được thả về , gia đình A ấy thì ở dưới tỉnh , vậy e có thể bảo lảnh A ấy ra được ko Luật Sư ạ ?
     
    Báo quản trị |  
  • #262642   20/05/2013

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trên cơ sở thông tin bạn cung cấp thì bạn của bạn có thể đang bị tạm giữ tại cơ quan công an. Việc tạm giữ được áo dụng trong trường hợp quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003:

     

    "Điều 86. Tạm giữ

    1. Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

    2. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ.

    Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

    3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

    Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

    Điều 87. Thời hạn tạm giữ

    1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

    2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

    3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

    4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam." 

    Theo những quy định trên thì thời hạn tạm giữ là 3 ngày và có thể được gia hạn nếu có đủ căn cứ và tối đa không quá 9 ngày. Khoản 3 Điều 87 nêu rõ nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can trong khi tạm giữ thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Như vậy, nếu cơ quan điều tra không đủ căn cứ để khởi tố bạn của bạn thì bạn của bạn sẽ được trả tự do trong thời hạn vừa nêu. Trong khi bị tạm giữ thì người bị tạm giữ có quyền liên hệ với người thân, bạn của bạn mới bị bắt đêm qua thì có thể vẫn đang trong thời hạn tạm giữ. 

    Việc bảo lãnh như bạn nêu ở trên, trong tố tụng hình sự được gọi là Bảo lĩnh, được quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng Hình sự và là biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam, phải có ít nhất 2 người thân thích của người bị tạm giữ mới có thể bảo lĩnh:

    iều 92. Bảo lĩnh

    1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

    2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

    3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

    4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

    5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác."

    Trân trọng!

    CÔNG TY LUẬT CILAW

    Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

    Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

    Email: huongnt.law@gmail.com

    Website: http://cilaw.vn/

    Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM

     
    Báo quản trị |  
  • #270447   20/06/2013

    luatsuphuthang
    luatsuphuthang

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Chào bạn,

    Căn cứ Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định thì để được bảo lĩnh cho em của bạn thì cần ít nhất 2 người là những người thân thích của em bạn, có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Những người này phải làm giấy cam đoan không để em của bạn tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của em bạn theo giấy triệu tập của Cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra, việc bảo lĩnh này phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người nhận bảo lĩnh cư trú. Cũng cần phải nói thêm, việc có cho bảo lĩnh hay không phụ thuộc vào Cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể trong trường hợp của bạn là Cơ quan điều tra, cơ quan này sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can để ra quyết định có chấp nhận hay không chấp nhận việc bảo lĩnh này.

    Việc bạn được gặp mặt như vậy không nhất thiết là giai đoạn điều tra đã kết thúc hay có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của vụ án. Điều 22 Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Thông tư số 08/2001/TT-BCA ngày 12-11-2001 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định: “Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, Luật sư hoặc người bào chữa khác do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định”. Việc bạn được gặp em mình hoàn toàn đúng pháp luật trên cơ sở người có thẩm quyền đã xem xét, đánh giá về tính chất của hành vi phạm tội, đồng thời việc gặp mặt bị can không làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của CQĐT.

    Khi kết thúc giai đoạn này, CQĐT ra bản kết luận điều tra, chuyển Viện kiểm sát cùng cấp để được cơ quan này thực hành quyền kiểm sát tố tụng, nội dung, phúc cung nếu cần thiết đồng thời nếu có đủ căn cứ VKS ra cáo trạng truy tố bị can chuyển Tòa án xét xử theo quy định.

    Trường hợp có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự hoặc đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can thực hiện hành vi phạm tội thì CQĐT sẽ chuyển “Bản kết luận điều tra” kèm theo “Quyết định đình chỉ điều tra” cùng hồ sơ vụ án sang VKS cùng cấp. Các văn bản tố tụng nêu trên sẽ được gửi đồng thời cho bị can và Luật sư bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

    Luật sư Nguyễn Phú Thắng

    (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    Để hiểu nhau, tôi thích anh hoài nghi tôi để có ngày tin cho chắc chắn.

    ----------------

    INTERCODE CONSULT

    # 905B Hà Thành Plaza, 102 Thai Thinh Str., Hanoi., Vietnam

    T. : + 84 39 72 89 73 - 72

    F. : + 84 39 72 89 74

    E. : thangls@intercode.vn

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật Sư NGUYỄN-ĐÌNH-HÙNG, Giám-Đốc công ty luật TNHH PHÚ THỌ Trụ sở : số 3 Đào nguyên Phổ phường 4 Quận 11 thành phố Hồ chí Minh

Điện thoại : 08.9551149 Email : tvpl_ls.nguyendinhhung@yahoo.com.vn