Đòi phân chia di sản thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #570163 10/04/2021

    diachinh_nhuthuy

    Mầm

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2012
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 5 lần


    Đòi phân chia di sản thừa kế

    Xin chào Luật sự. Xin cho em hỏi về vấn đề tranh chấp đất đai đòi phân chia di sản thừa kế. Nội dung như sau:

    Ông bà nội em kết hôn khoảng năm 1940 sinh được 8 người con, 4 con trai và 4 con gái. Trong đó bố em là con trai thứ 3. Gia đình ông bà nội sinh sống trên thửa đất thổ cư từ năm 1960 diện tích hơn 1000m2. Năm 1980 ông nội em mất, 8 người con của ông bà nội đều đã xây dựng gia đình và có đất ở riêng. Năm 2002 bà nội em được UBND xã cấp GCNQSDĐ cho đứng tên bà nội em: ghi là hộ bà: ....(tại thời điểm cấp gcn qsdđ hộ khẩu bà nội em chỉ có 1 mình bà).

    Năm 2011, bà nội làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất toàn bộ thửa đất cho 3 người con trai gồm (bác thứ 2, bố em, chú thứ 3), còn bác cả là bà không chuyển nhượng đất cho vì bác ấy mất năm 2009.( Bác cả kết hôn với vợ thứ nhất sinh được 2 người con, 1 trai, 1 gái và li hôn vợ cả năm 2003. Sau đó kết hôn với vợ hai cùng năm đó sinh được 1 người con trai, 1 người con gái) thoát li không sinh sống tại địa phương từ năm 1986). Cả 3 người con được chuyển nhượng đã được cấp GCNQSDĐ. (Trong 3 hợp đồng chuyển nhượng thì chỉ có chữ ký của bà nội và chữ ký của người con nhận chuyển nhượng). 

    Năm 2016 bà nội em mất. Đến nay 2021, người con trai của vợ cả (đã li hôn với bác cả) có đơn đòi chia thừa kế đất của ông bà nội. Với lí do là bác cả là con của ông bà nội.

    Vậy xin luật sư tư vấn giúp:

    Thứ nhất là việc cấp GCN QSDĐ cho bà nội sau khi ông mất có đảm bảo pháp luật hay không?.

    Thứ hai là thời điểm xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2011 chỉ có chữ ký của các bên như vậy có đảm bảo hay không?.

    Thứ ba là việc kiện đòi phân chia di sản thừa kế thửa đất của ông bà nội đối của con trai vợ thứ nhất của bác cả có đúng theo quy định pháp luật.

    Thứ tư nếu trường hợp trong số các người con gái của ông bà nội khởi kiện đòi quyền thừa kế đất thì sẽ xảy ra những phương án nào. 

    Rất mong Luật sư tư vấn giúp. Xin trân trọng cảm ơn.

    Longvu_fc

     
    1635 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn diachinh_nhuthuy vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #570283   14/04/2021

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Việc bà nội bạn sang tên quyền sử dụng đất mảnh đất cho bố, bác bạn được xem là một hợp đồng tặng cho. Theo quy định tại Điều 465 “Bộ luật dân sự 2015” thì:

    “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.” 

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 467 “Bộ luật dân sự 2015” thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản được tính như sau:

    “Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.

    Như vậy, theo quy định này hợp đồng tặng cho giữa bà nội và bố bạn đã có hiệu lực. Bởi bà nội đã chuyển quyền sử dụng đất cho bố bạn và bố bạn đã làm sổ đỏ mang tên bố bạn. Tuy nhiên, hợp đồng tặng cho là một dạng của hợp đồng dân sự vì thế để hợp đồng này có hiệu lực pháp luật thì nó phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực chung của một hợp đồng dân sự trong đó có điều kiện về năng lực của chủ thể tức các bên tham gia hợp đồng phải có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình. Nếu trong lúc bà nội bạn xác lập hợp đồng tặng cho đó mà vẫn minh mẫn và có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi thì hợp đồng tặng cho giữa bà nội và bố bạn có hiệu lực. Như thế, trong trường hợp này, bà nội bạn không còn di sản là số đất đó nữa bởi số đất đó giờ thuộc quyền sở hữu của bố bạn. Vợ con bác cả sẽ không có quyền được nhận thừa kế số đất đó vì nó không phải là di sản thừa kế của bà nội. Đương nhiên họ cũng không có quyền tranh chấp với mảnh đất mà bố bạn được cho vì ngôi nhà đó đã mang tên bố bạn.

    Nếu vợ bác cả chứng minh được rằng, trong lúc bà nội xác lập hợp đồng tặng cho, bà bạn do ốm nặng không minh nẫm, sáng suốt tức không điều khiển được hành vi cũng như không có khả năng nhận thức thì hợp đồng tặng cho giữa bà nội và bố bạn sẽ không có hiệu lực pháp luật và sẽ bị vô hiệu do không đáp ứng được điều kiện về chủ thể. Vì thế số đất trên sẽ được coi là di sản thừa kế của bà nội bạn, vợ và con bác cả sẽ hoàn toàn được hưởng di sản đó theo quy định của pháp luật. Cụ thể, số di sản đó sẽ được chia theo pháp luật và chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/04/2021) diachinh_nhuthuy (20/04/2021)
  • #570296   15/04/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn diachinh_nhuthuy,

    Tôi trao đổi với bạn về các vấn đề như sau :

    1/- Theo bạn trình bày thì nguồn gốc đất là của ông, bà nội, cho nên khi ông nội mất phần của ông trở thành di sản, phải chia thừa kế hoặc chia tài sản chung, chưa giải quyết vấn đề di sản và thừa kế của ông nội mà đã cấp GCN cho "hộ" bà nội như vậy là không đảm bảo đúng pháp luật.

    2/- Tại thời điểm xác lập hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất năm 2011 có chữ ký của các bên như vậy là hợp pháp vì GCN cấp cho hộ nhưng hộ chỉ có 1 mình bà nội thì 1 mình bà nội ký chuyển nhượng là đúng pháp luật. Tuy nhiên, rắc rối pháp lý đối với hợp đồng này sẽ xảy ra nếu GCN cấp cho "hộ" của bà Nội bị thu hồi hủy bỏ giá trị pháp lý vì lý do như đã trao đổi ở câu 1.

    3/- Con ruột của bác cả khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của ông, bà Nội là đúng pháp luật tại điều 652 Bộ luật dân sự 2015 về mặt chủ thể vì người con này là thừa kế thế vị của Bố mình. Tuy nhiên, năm 2021 anh ta mới khởi kiện, về mặt thời hiệu có thể phần di sản của ông nội đã hết thời hiệu vì theo qui định tại điều 623 Bộ luật dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản đối với bất động sản là 30 năm kể từ ngày người để lại di sản mất, ông nội mất năm 1980, tính thời hiệu theo Pháp lệnh thừa kế 1990, tức tính thời điểm bắt đầu từ 1990 thì tới nay cũng đã 31 năm. Nhưng, nếu trong vụ chia thừa kế này có di sản là nhà ở kèm theo thì thời hiệu vẫn còn, do áp dụng khoản 2 điều 17 Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 thì khoảng thời gian từ 01/7/1996 đến 01/01/1999 không tính vào thời hiệu.

    4/- Tương tự như câu 3 đã trao đổi ở phần trên.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/04/2021) NguyensoaiD36 (17/04/2021) diachinh_nhuthuy (20/04/2021)
  • #570428   20/04/2021

    diachinh_nhuthuy
    diachinh_nhuthuy

    Mầm

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2012
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 5 lần


    Việc đòi phân chia di sản thừa kế

    Xin hỏi thêm luật sư là người con ruột của Bác cả hiện tại đang bị tâm thần nặng, có giấy chứng nhận của UBND xã và đang hưởng chế độ khuyết tật thì việc khởi kiện này có đảm bảo theo quy định của pháp luật ko ạ?

    Longvu_fc

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn diachinh_nhuthuy vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/04/2021)
  • #570437   20/04/2021

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Người giám hộ của người con bác cả đang bị tâm thần nặng (mất năng lực hành vi dân sự) theo quy định tại điều 53 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    “Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

    1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

    2. Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.

    3. Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.”

    Theo quy định trên, thì người giám hộ theo pháp luật của con bác cả là bố, mẹ người đó. Nhưng bố, mẹ bạn đã chết nên người anh em trong số em họ nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 49 Bộ luật dân sự 2015, quy định về điều kiện của cá nhân làm người giám hộ, nếu anh không đáp ứng đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.

    Điều 58. Quyền của người giám hộ

    “1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:

    a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

    b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

    c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của

    pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

    2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.”

    Như vậy, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 58 thì đại diện cho người được giám hộ do mất năng lực hành vi dân sự trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Do đó, người giám hộ đương nhiên của con bác cả bạn trong trường hợp này có thể thay người con để ký biên bản phân chia di sản thừa kế nếu việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, khởi kiện nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/04/2021) diachinh_nhuthuy (22/04/2021)
  • #570451   20/04/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    diachinh_nhuthuy viết:

    Xin hỏi thêm luật sư là người con ruột của Bác cả hiện tại đang bị tâm thần nặng, có giấy chứng nhận của UBND xã và đang hưởng chế độ khuyết tật thì việc khởi kiện này có đảm bảo theo quy định của pháp luật ko ạ?

    Tại điểm b khoản 2 điều 189 BLTTDS 2015 qui định "b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án....", nghĩa là qui định này không bao gồm người bị tâm thần. Thực tế ai cũng biết người bị tâm thần thì bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng về pháp lý, người bị tâm thần không đương nhiên là người bị mất năng lực hành vi dân sự mà phải có người yêu cầu và được Tòa án tuyên bố người bị tâm thần là người bị mất năng lực hành vi dân sự theo trình tự, thủ tục qui định tại điều 22 BLDS 2015 và  khoản 1 Điều 27; khoản 2 Điều 35; Điểm a Khoản 2 Điều 39 cùng Chương XXIV Bộ luật TTDS 2015 thì mới được. Như vậy, nếu không có Quyết định của Tòa tuyên người con ruột của Bác cả bị mất năng lực hành vi dân sự thì việc anh ta khởi kiện là đúng qui định. Tuy nhiên, khi chứng kiến "thực trạng" của anh ta, nếu quả thật anh ta bị tâm thần nặng thì chắc chắn Tòa sẽ hướng dẫn yêu cầu tuyên bố anh ta bị mất năng lực hành vi dân sự để đảm bảo quyền lợi cho đương sự.

    Trường hợp người con ruột của bác cả là người bị khuyết tật thì trong Đơn khởi kiện của anh ta phải có thêm người làm chứng mới hợp pháp theo qui định tại điểm c khoản 2 điều 189 BLTTDS 2015 nhưng khuyết tật trong trường hợp này chỉ là những khuyết tật khiến họ không nhìn được, không tự viết đơn, không tự ký tên hoặc tự điểm chỉ được chứ không phải bao gồm mọi khuyết tật.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    NguyensoaiD36 (24/04/2021)
  • #570660   25/04/2021

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Câu hỏi đã được trả lời.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.