Về việc cấp dưỡng sau khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #401447 05/10/2015

    giakhang11

    Sơ sinh

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Về việc cấp dưỡng sau khi ly hôn

    Luật sư cho tôi hỏi một vấn đề về vấn đề cấp dưỡng nuôi con. Tôi và anh A kết hôn vào năm 2010 đến năm 2011 thì vợ chồng tôi có một đứa con trai. Trải qua thời gian chung sống phát sinh ra nhiều mâu thuẫn đến năm 2015 thì chồng tôi anh A làm đơn li hôn và tòa án đã xét xử việc li hôn của vợ chồng tôi trong đó đứa con trai sinh năm 2011 được tòa giao cho tôi nuôi và chồng tôi anh A có nghĩa vụ là trợ cấp tiền nuôi con đến năm 18 tuổi.

    Nhưng đến nay tôi chưa nhận được tiền nuôi con từ cha của con tôi. Và tôi nghe cha của con tôi nói là chỉ cần tôi kết hôn nữa thì anh A sẽ không trợ cấp tiền nuôi con nữa theo quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình. 
    Vậy xin Luật sư cho tôi hỏi là có đúng là nếu tôi kết hôn thì anh A sẽ không nộp tiền trợ cấp nuôi con nữa có đúng không và nếu tôi kết hôn nữa thì làm cách nào để con tôi có thể tiếp tục nhận tiền trợ cấp từ cha của nó.
    Tôi xin chân thành cảm ơn
     
    14890 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giakhang11 vì bài viết hữu ích
    baothanhtu (30/10/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #401736   07/10/2015

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ, trong trường hợp vợ chồng ly hôn, sau khi ly hôn “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con” cho dù điện kiện kinh tế, mức sống của người trực tiếp nuôi con như thế nào, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    Ngoài ra, theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con thì:

    “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

    Như vậy, căn cứ vào quy định trên, sau khi vợ chồng bạn ly hôn, chồng bạn là người không trực tiếp nuôi con nên có nghĩa vụ về cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Chồng bạn buộc phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và quyết định ly hôn Tòa án đã tuyên.

    Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con, vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn cũng được đặt ra, cụ thể, Điều 115 Luật HN&GĐ quy định: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

    Về việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    “1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

    2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

    3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

    4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

    5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

    6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”

    Áp dụng quy định trên vào trường hợp của bạn, chồng bạn chỉ được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn khi con bạn thuộc các trường hợp 1, 2, 3, 4, 6 ở trên. Riêng đối với trường hợp 5 được áp dụng đối với nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Tức là, việc bạn kết hôn với người khác không làm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng bạn với con bạn mà chỉ làm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng bạn với bạn (nếu có).

    Trong trường hợp chồng bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình theo quyết định của Tòa án, bạn có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án (kèm theo Quyết định đến Chi cục thi hành án nơi bạn ly hôn để đề nghị Chi cục Thi hành án tiến hành thủ tục yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ.

    Trân trọng!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    giakhang11 (08/10/2015) baothanhtu (30/10/2015)
  • #404581   30/10/2015

    baothanhtu
    baothanhtu

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn.

    1. Chồng bạn vẫn phải cấp dưỡng cho con bạn đến năm con chung đủ 18 tuổi theo bản án, QĐ đã có hiệu lực pháp luật. Việc bạn kết hôn nữa không ảnh hưởng nhé.

    2. Nếu chồng bạn không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bạn có quyền làm đơn ra Chị cục Thi hành án dân sự để đảm bảo quyền lợi của con chung.

    Mr: Thanh Toàn

    ĐT: 0914577326

     
    Báo quản trị |  
  • #405308   05/11/2015

    1. Về nghĩa vụ cấp dưỡng, Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ sau khi ly hôn “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con” cho dù điện kiện kinh tế, mức sống của người trực tiếp nuôi con như thế nào, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Như vậy, căn cứ vào quy định trên, sau khi vợ chồng bạn ly hôn, chồng bạn là người không trực tiếp nuôi con nên anh ấy có nghĩa vụ về cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Chồng bạn buộc phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và quyết định ly hôn mà Tòa án đã tuyên. 2. Về việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: “1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình; 2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi; 3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; 4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; 5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn; 6. Trường hợp khác theo quy định của luật." Bên được cấp dưỡng trong trường hợp của bạn là con bạn. Như vậy, chồng bạn đang hiểu nhầm quy định tại khoản 5, nghĩ rằng người cấp dưỡng là bạn nên mới nói nếu bạn kết hôn thì nghĩa vụ cấp dưỡng của anh ấy chấm dứt. Đây là sai sót trong việc hiểu luật và áp dụng luật. Xin khẳng định lại, khi bạn kết hôn thì nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng bạn không chấm dứt. Nghĩa vụ đó chỉ chấm dứt trong các trường hợp tại Điều 188, Luật Hôn nhân và gia đình đã được trích dẫn trên. Trân trọng! Bạn có thể liên hệ với chúng tôi khi cần thiết. SĐT: 0988.619.259 Email: nguyenoanh.lawyer@gmail.com Địa chỉ: Tầng 8, số 6 Tôn Thất Thuyết, Hà Nội ( Tòa nhà Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội)

    Many thanks with best regards,

    Oanh Nguyen

    Ocenalaw - http://luatsuoceanlaw.vn

    Ad: Tầng 8, Số 6 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội

    Mobile: 0988.619.259

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn OanhVerus vì bài viết hữu ích
    giakhang11 (01/01/2016)
  • #411902   01/01/2016

    giakhang11
    giakhang11

    Sơ sinh

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật sư cho em hỏi việc ngừng cấp dưỡng với lí do là không được thăm nuôi và quyền đòi nuôi con:

    Vào tháng 5 năm 2015 Chồng em đưa đơn ly hôn tại TAND trong đơn anh không chia tài sản gì và giao con cho em nuôi nên khi đến tòa án em cũng đồng ý với những gì mà anh ghi trong đơn và được TAND ra quyết định thuận tình ly hôn trong đó có ghi rõ là chồng em có nghĩa vụ chu cấp nuôi dưỡng con tới 18 tuổi với số tiền là 700.000đ/tháng.

    Nhưng đến nay anh chỉ đưa có 700.000đ/tháng và em có làm đơn gửi đến cơ quan thi hành án và họ có mời anh lên để giải quyết và anh trình bày lí do anh không nộp tiền nuôi dưỡng là do anh không được thăm nuôi con. Cơ quan thi hành án có lập biên bản về những gì anh nói là anh không được thăm nuôi con nên anh có quyền không nộp tiền cấp dưỡng và anh có quyền là đơn yêu cầu giành quyền nuôi con và tôi cũng đã kí tên vào trong biên bản đó.

    Tôi cũng nói là tôi không hề cấm cản việc anh thăm cháu và tôi cũng trình bày sự việc rằng những lúc anh chở cháu đi thì thường không thông báo cho tôi biết ngày giờ anh chở con đi và về cho tôi biết. Những lúc anh chở đi rồi về trả con lại cho tôi thì cháu thường hay bị bệnh và anh không có lời hỏi thăm hay sự quan tâm, chăm sóc nào. Thì được người bên thi hành án nói là những căn bệnh vặt thì tôi không nên làm phiền và nếu cha muốn chở con trai tôi đi trong thời gian bị bệnh thì tôi cũng không có quyền cấm cản. Ngoài ra, việc chu cấp dưỡng nuôi con thì được cơ quan thi hành án nói là anh có thể có tháng sẽ nộp đủ hoặc sẽ không nộp và mong là tôi sẽ thông cảm. Bên cạnh đó theo yêu cầu của anh là muốn thường xuyên chở con tôi đi về nhà anh nên cơ quan thi hành án yêu cầu tôi là mỗi tuần vào ngày cuối tuần thứ 7 và chủ nhật phải để anh đến chở con tôi đi mà tôi không có quyền cản trở. Tôi thấy làm như vậy rất ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi và con tôi. Vậy có cách nào để hạn chế điều này được hay không ạ và việc cơ quan thi hành án nói như vậy có đúng không.

    Vậy luật sư cho em hỏi đó có được cho là điều kiện để anh không thực hiện việc cấp dưỡng và làm đơn đòi quyền nuôi con không. Vì theo tôi được biết thì vì tính chất công việc nên anh thường xuyên nhậu nhẹt và hay đi nhiều hơn nữa anh cũng chưa bao giờ chăm sóc con ốm đau. Nếu anh làm đơn đòi quyền nuôi con vậy tôi cần phải làm gì để có thể tiếp tục quyền nuôi con.  

    Xin chân thành cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #418216   11/03/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    giakhang11 viết:

    Luật sư cho em hỏi việc ngừng cấp dưỡng với lí do là không được thăm nuôi và quyền đòi nuôi con:

    Vào tháng 5 năm 2015 Chồng em đưa đơn ly hôn tại TAND trong đơn anh không chia tài sản gì và giao con cho em nuôi nên khi đến tòa án em cũng đồng ý với những gì mà anh ghi trong đơn và được TAND ra quyết định thuận tình ly hôn trong đó có ghi rõ là chồng em có nghĩa vụ chu cấp nuôi dưỡng con tới 18 tuổi với số tiền là 700.000đ/tháng.

    Nhưng đến nay anh chỉ đưa có 700.000đ/tháng và em có làm đơn gửi đến cơ quan thi hành án và họ có mời anh lên để giải quyết và anh trình bày lí do anh không nộp tiền nuôi dưỡng là do anh không được thăm nuôi con. Cơ quan thi hành án có lập biên bản về những gì anh nói là anh không được thăm nuôi con nên anh có quyền không nộp tiền cấp dưỡng và anh có quyền là đơn yêu cầu giành quyền nuôi con và tôi cũng đã kí tên vào trong biên bản đó.

    Tôi cũng nói là tôi không hề cấm cản việc anh thăm cháu và tôi cũng trình bày sự việc rằng những lúc anh chở cháu đi thì thường không thông báo cho tôi biết ngày giờ anh chở con đi và về cho tôi biết. Những lúc anh chở đi rồi về trả con lại cho tôi thì cháu thường hay bị bệnh và anh không có lời hỏi thăm hay sự quan tâm, chăm sóc nào. Thì được người bên thi hành án nói là những căn bệnh vặt thì tôi không nên làm phiền và nếu cha muốn chở con trai tôi đi trong thời gian bị bệnh thì tôi cũng không có quyền cấm cản. Ngoài ra, việc chu cấp dưỡng nuôi con thì được cơ quan thi hành án nói là anh có thể có tháng sẽ nộp đủ hoặc sẽ không nộp và mong là tôi sẽ thông cảm. Bên cạnh đó theo yêu cầu của anh là muốn thường xuyên chở con tôi đi về nhà anh nên cơ quan thi hành án yêu cầu tôi là mỗi tuần vào ngày cuối tuần thứ 7 và chủ nhật phải để anh đến chở con tôi đi mà tôi không có quyền cản trở. Tôi thấy làm như vậy rất ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi và con tôi. Vậy có cách nào để hạn chế điều này được hay không ạ và việc cơ quan thi hành án nói như vậy có đúng không.

    Vậy luật sư cho em hỏi đó có được cho là điều kiện để anh không thực hiện việc cấp dưỡng và làm đơn đòi quyền nuôi con không. Vì theo tôi được biết thì vì tính chất công việc nên anh thường xuyên nhậu nhẹt và hay đi nhiều hơn nữa anh cũng chưa bao giờ chăm sóc con ốm đau. Nếu anh làm đơn đòi quyền nuôi con vậy tôi cần phải làm gì để có thể tiếp tục quyền nuôi con.  

    Xin chân thành cảm ơn!

    Chào bạn, phòng tư vấn của công ty LTD Kingdom xin được tư vấn cho bạn như sau:

    Thep thông tin mà b cung cấp thì đó không phải là điều kiện để chồng b không thực hiện việc cấp dưỡng và đòi quyền nuôi con. Chồng b có quyền làm đơn đòi quyền nuôi con nhưng phải có căn cứ và lý do hợp lý mà Tòa án có thể chấp nhận. B có thể căn cứ vào điều 82, Luật hôn nhân và gia đình 2014 để hạn chế quyền thăm nuôi con của chồng bạn:

    "Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

    Nếu cần thêm thông tin và sự giúp đỡ b có thể liên hệ Ls.Đạt sđt: 0988265333. Xin chân trọng cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #417080   29/02/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Phòng tư vấn công ty LTD Kingdom xin được trả lời như sau:
    Chào chị, theo quy định tại khoản 2 Đ82 luật Hôn nhân và gia đình 2014 :
     Nghĩa vụ, quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
    " Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con"
    Như vậy, trong trường hợp của chị thì chị có quyền thực hiện đúng nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trai chị theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
    -------------------------------------------------------
    Bạn có thể liên lạc để được tư vấn trực tiếp: Ms. Hoa   01699966501
     
     
    Báo quản trị |  
  • #417170   29/02/2016

    hoidap.luatsaoviet
    hoidap.luatsaoviet

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2016
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vì bản án quyết định cùa tòa đã có hiệu lực thi hành nên chồng chị hoàn toàn không thể tự mình thay đổi nghĩa vụ của mình . Do đó việc nghĩa vụ là bắt buộc cho tới khi con bạn đủ 18 tuổi. 
    Việc bạn có lấy chồng mới hay không không ảnh hưởng tới nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng cũ.
    Nếu chồng cũ của bạn không chịu chu cấp tiền cấp dưỡng cho con bạn , bạn có thể làm đơn yêu cầu gửi đến cơ quan thi hành án cấp cơ sở nơi bạn sinh sống. 

     
    Báo quản trị |  
  • #417171   29/02/2016

    hoidap.luatsaoviet
    hoidap.luatsaoviet

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2016
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

     
    Báo quản trị |  
  • #418250   11/03/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    về thay đổi người nuôi con:

    - theo Điều 84 LHNGĐ 2014 thì chỉ thay đổi người nuôi theo trường hợp

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    Do đó , nếu không thuộc trong trường hợp này thì chồng bạn không có quyền đòi nuôi con

    Còn đối với việc cấp dưỡng thì chồng bạn bắt buộc phải thực hiện theo phán quyết của tòa, hoặc thỏa thuận. Đối với việc chăm sóc con, đưa đi chơi tốt nhất hai vợ chồng bạn phải có thỏa thuận cụ thể .

     

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT MINH LONG VÀ CỘNG SỰ

Website: Luatminhlong.com

Địa chỉ : Số 115, ngõ 562, Đường Láng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 62 54 56 58 - Fax: 04 62 75 54 95 Hotline: 0914 66 86 85

Email: info@luatminhlong.com hoặc luatminhlong@gmail.com