Căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó, Điều 328 quy định:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Đối với trường hợp của bạn, hai bên đã đã đồng ý đặt cọc chuyển nhượng lô đất ban đầu đã thỏa thuận thì bạn phải thỏa thuận lại với bên bán bằng Hợp đồng mua bán thì thỏa thuận đặt cọc hết hiệu lực. Khi lô đất trên đủ điều kiện chuyển nhượng thì hai bên có thể lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có cam kết đất không bị quy hoạch, sau đó đã làm thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới có giá trị pháp lý. Việc trong biên bản đặt cọc có mục cam kết 2 bên có phần ghi bên bán (A) cam kết đất không bị quy hoạch và không bị kê biên tài sản thì biên bản đó đã hết hiệu lực vì hợp đồng chuyển nhượng đã được thay thế.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.