Tranh chấp quyền sử dụng đất

Chủ đề   RSS   
  • #482612 18/01/2018

    Tranh chấp quyền sử dụng đất

    nhờ luật sư tư vấn giúp. gia đình tôi và hộ b có xảy ra tranh chấp đất đai. được UBND xã hòa giải và có kí xác nhận của các bên liên quan. tuy vậy hộ B ko chấp nhận và đã khởi kiện lên tòa án tỉnh. gd tôi mới nhận được giấy triệu tập của tòa án tỉnh ( trước ngày làm việc 6 ngày). luật sư cho tôi hỏi: trong trường hợp nào mà hồ sơ kiện có thể được tòa án tỉnh thụ lý mà ko cần qua tòa án huyện, gd tôi có nên đến buổi triệu tập(gd tôi ko biết đang bị kiện vì lý do gì, thời gian nhận được thông báo cũng khá gàn so với ngày triệu tập). 

     
    14635 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #482773   19/01/2018

    LuatSuDuongVanMai
    LuatSuDuongVanMai
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2010
    Tổng số bài viết (4957)
    Số điểm: 28005
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 1841 lần
    Lawyer

    Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thụ lý vụ án dân sự bao gồm cả tranh chấp đất đai nếu vụ án có yếu tố nước ngoài (một trong các bên ở nước ngoài hoặc có người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đang ở nước ngoài).

    Tuy nhiên trong một số trường hợp tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng có quyền lấy một số vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp huyện. Đây là quy định tại Khoản 2, Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

    Trong vụ việc này gia đình bạn là một bên đương sự - người bị kiện về quyền của người bị kiện- bị đơn được quy định tại Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự

    Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:

    1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa;

    2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;

    3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án;

    4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này;

    5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

    6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình;

    7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản;

    8. Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này;

    9. Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

    Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ;

    10. Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;

    11. Tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành;

    12. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

    13. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

    14. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này;

    15. Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này;

    16. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc;

    17. Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;

    18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này;

    19. Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng;

    20. Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng;

    21. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án;

    22. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này;

    23. Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

    24. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

    25. Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định;

    26. Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

    Điều 72. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn

    1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

    2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.

    3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

    4. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.

    5. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.

    6. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.

    Tham gia quá trình chuẩn bị xét xử và tham gia phiên tòa là điều kiện và cơ hội để gia đình bạn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Gia đình bạn cũng nên đến tòa án để biết các nội dung liên quan tới việc bị gia đình hàng xóm kiện nhé!

    Luật sư: DƯƠNG VĂN MAI - CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG - TƯ VẤN LUẬT GỌI 1900 6280

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

    Email: Lsduongmai@gmail.com - http://www.luatbachduong.vn

    Lĩnh vực hoạt động:

    1. Tư vấn pháp luật http://luatbachduong.vn/luat-su-tu-van

    2. Luật sư giải quyết các vụ án hình sự, tranh chấp: dân sự, kinh tế, thương mại, đất đai, thừa kế di chúc,Ly hôn... http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-tham-gia-to-tung

    3. Luật sư đại diện ngoài tố tụng http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/luat-su-dai-dien-ngoai-to-tung

    4. Dịch vụ pháp lý khác - http://luatbachduong.vn/dich-vu-phap-ly/cac-dich-vu-phap-ly-khac

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatSuDuongVanMai vì bài viết hữu ích
    huyendieu92 (24/01/2018)
  • #482835   20/01/2018

    cảm ơn luật sư đã tư vấn, luật sư cho tôi hỏi thêm, theo như giấy triệu tập, đương sự là me tôi, nhưng ba tôi đến dự buổi triệu tập có được ko?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #485465   24/02/2018

    Tranh chấp quyền sử dụng đất

    Chào bạn! Toà án triệu tập ai thì người đó đi nhe bạn. Trường hợp mẹ bạn vì lý do gì đó ko đi được thì có thể uỷ quyền cho Ba bạn hoặc người nào đó đủ điều kiện nhận uỷ quyền (thành niên, ko mất năng lực hành vi dân sự, ko làm trong ngành Toà án, Công an, Viện kiểm sát...) tham gia tố tụng. Nên nhớ mẹ bạn có thể uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng 1 ngày theo ngày Toà án triệu tập. Hoặc Mẹ bạn có thể uỷ quyền người khác tham gia tring suốt quá trình tố tụng của Toà án bạn nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #485580   26/02/2018

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10496)
    Số điểm: 58159
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Luật sư chưa thấy có trường hợp nào lại ủy quyền tham gia tố tụng duy nhất có một ngày vì không cần thiết phải làm như vậy trong khi thời gian đi làm giấy ủy quyền có công chứng/chứng thực có khi mất hết một ngày rồi! Do vậy, nếu ngày tòa án triệu tập đến làm việc mà bận thì có thể viết đơn trình bày lý do bận và đề nghị hoãn buổi làm việc đó lại để dời sang một ngày khác để có thể sắp xếp công việc đến tòa.

    Thân mến

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (26/02/2018)
  • #482869   20/01/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    Chào các bạn,

    Tôi bổ sung thêm, trường hợp tranh chấp QSDĐ mà người khởi kiện có yêu cầu hủy GCNQSDĐ đã cấp thì cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp Tỉnh theo qui định tại khoản 4 điều 34 BLTTDS 2015 và điều 31, 32 Luật tố tụng hành chính 2015.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (28/01/2018) huyendieu92 (22/01/2018) LeNhung120398 (22/02/2018)
  • #483285   25/01/2018

    Chào luật sư .

    đất nhà tôi đã có sổ, giữa 2 nhà còn cái mương chung chưa cấp sổ,cái mương này không thể hiện trong sổ nhà tôi, nhưng theo bản đồ 02 thì thuộc đất nhà tôi.

    nay, tôi xây nhà thì bị kiện lấn ranh,trên cái mương đó, tôi đã CM không lấn ranh, được xd tiếp, nhà bên cạnh chưa hòa giải thành.

    trong khi còn tranh chấp , nhà bên cạnh xin sửa chữa nhà, xây lên cả phần mương này luôn. giờ xin cấp sổ, có cả phần mương của nhà tôi.

    vậy : trong khi đang tranh chấp , nhà bên cạnh vẫn xin xây dựng ,cơi nới diện tích được?

    Nếu tôi làm đơn tranh chấp, khi nhà đó chưa có sổ thì có lấy lại được phần mương đã bị lấm chiếm không?

    tôi cần phải làm gì, để thắng vụ kiện này.

    Cảm ơn LS.

     
    Báo quản trị |  
  • #484829   11/02/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất Đai năm 2013 :

    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    ...."

    Đối với trường hợp nhà bạn và người hàng xóm không thỏa thuận được phần đất mương đó, thì bạn có quyền nộp đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để được giải quyết. Khi có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp, thì nhà bên cạnh sẽ không được cấp giấy phép sửa chữa (Nếu thuộc trường hợp phải xin cấp giấy phép) nhà cửa nếu như chưa xây dựng và cũng không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất đang tranh chấp. Theo quy định của BLTTDS 2015 tại Điều 122. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp:

    Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.

    Do đó, gia đình nhà bạn cần nộp đơn sớm để Ủy ban nhân dân giải quyết và kèm theo các chứng cứ chứng minh quyền sử dụng của gia đình bạn với phần đất đó.Nếu các bên hoà giả không thành thì gia đình bạn có thể khởi kiện vụ việc này tới Toà án có thẩm quyền để được giải quyết.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư. DƯƠNG VĂN MAI - Email: Lsduongmai@gmail.com

CÔNG TY LUẬT BÁCH DƯƠNG, ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI - http://www.luatbachduong.vn

Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 19006281