Tranh chấp Nhà ở hình thành từ vốn vay

Chủ đề   RSS   
  • #241918 26/01/2013

    ngoclk

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/01/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp Nhà ở hình thành từ vốn vay

    Thưa Luật sư,

    Hiện tại ngôi nhà em đang ở là thuộc quyền sở hữu của Dì em. Trước đây, khi ông ngoại mất có sang tên chủ quyền nhà cho Dì em với mục đích vay ngân hàng để sửa nhà, nhưng do thu nhập thấp nên không thể chứng minh tài chính được.

    Trong vòng 1 năm trở lại đây, em ra trường và đi làm ngân hàng, thì Dì và em cùng đồng ký vay bên ACB để mượn 120 triệu vay sửa chữa nhà ở vào tháng 8/2012. Tuy đồng ký vay nhưng tiền trả hàng tháng cho Nh là do Dì em vay. Khi thi công xây mới nhà được lầu 1 thì không đủ tiền nên không làm tiếp nữa. Nhưng do mâu thuẫn trong gia đình không thể sống chung nên em quyết định làm lầu 2, nên đến tháng 11 em đứng ra vay tín chấp bên 1 NH khác để xây lầu 2 với tổng chi phí khoảng 120 triệu.Lúc thi công giai đoạn 2, em không có làm hợp đồng gì với bên chủ thầu (cùng 1 người làm cả 2 giai đoạn) nên khó chứng minh nguồn vốn em đi vay để góp vào sửa nhà. 

    Hiện tại nhà em gồm có bà ngoại, Dì, mẹ và em, tuy nhiên Dì em đứng chủ quyền nhà, em lo sợ sau này khi ngoại mất thì Dì em sẽ dùng chủ quyền đuổi mẹ và em ra khỏi nhà. vì vậy, em múôn hỏi luật sư em cần chuẩn bị những gì để chứng minh em có góp tiền vào sửa nhà, và được toàn quyền sử dụng lầu 2 (vì em bỏ tiền ra xây lên). 

    Mong luật sư tư vấn giúp em.

     
    3819 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #242157   28/01/2013

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trường hợp bạn kể hơi lạ vì bạn làm ngân hàng, nơi có bộ phận pháp lý khá mạnh nhưng bạn lại khẳng định "ngôi hà thuộc sở hữu của Dì" và bạn lại bỏ tiền vào xây dựng. Nếu bạn tham khảo tư vấn (ít nhất là từ Pháp chế ngân hàng) thì bạn sẽ biết ngay rủi ro của bạn. Pháp luật quy định người sở hữu tài sản có toàn quyền định đoạt nên không tính đến mặt đạo đức thì Dì bạn có quyền hành động như bạn nêu. Ngoài ra, bạn không có thoả thuận trước về việc sử dụng lầu 2 nếu tự đầu tư thì dù xây xong, chưa chắc bạn đã có quyền sử dụng. Về chứng cứ việc đầu tư: Trường hợp không có sự hợp tác từ chủ thầu thì bạn có thể thu thập từ những người bán hoặc chuyên chở vật liệu, người làm chứng,... Bạn cũng lưu ý là do bạn ký vào hợp đồng vay tiền của ngân hàng nên bản thân bạn có thể phải gánh chịu trách nhiệm thanh toán.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com