Nhà và đất mà bạn nêu là do ông bà để lại và được quyền đồng sỡ hữu của 5 người cháu, trên giấy tờ là người thứ 3 đứng tên nhưng việc sở hữu là đồng sở hữu cả 5 người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên hiện nay.
Việc xác định tài sản trên thuộc sở hữu chung hay riêng thì phải căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, do chưa chứng kiến được Giấy chứng nhận nên chưa thể xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà khi cấp Giấy chứng nhận chưa phân chia thừa kế cho từng người thì cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để. Việc cử người đại diện ghi tên vào Giấy chứng nhận phải bằng văn bản thỏa thuận của những người được thừa kế đã xác định (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật). Theo đó, chúng tôi sẽ giả dụ tài sản nhà và đất nêu trên thuộc sở hữu chung của 5 người đồng sở hữu và người thứ 3 được cử làm đại diện đứng tên trên Giấy CNQSD đất và sở hữu tài sản.
Căn cứ vào Điều 207 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.”.
Trường hợp của bạn nêu thuộc trường hợp sở hữu chung theo phần, mỗi đồng chủ sở hữu biết trước được tỷ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau. Do đó, tại Điều 209 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung”; và “Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Trong trường hợp có 4 đồng sở hữu muốn bán tài sản mà một người không đồng ý thì tại Điều 216 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” . Cũng tại Khoản 1 Điều 218 Bộ luật dân sự quy định: “Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình”. Như vậy, tài sản là nhà và đất mà bạn nêu ở trên nếu như được xác định là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản này phải được sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu đồng ý. Và tài chung của 5 đồng sở hữu được định đoạt (chuyển nhượng - mua bán) sẽ được pháp luật công nhận là hợp pháp khi việc này có sự đồng ý của tất cả các thành viên đồng sở hữu đó đồng ý.
Việc chia tài sản thuộc sở hữu chung do các thành viên đồng sở hữu thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể nhờ tòa án giải quyết. Vì vậy nếu các thành viên trong hộ gia đình thỏa thuận được với nhau về vấn đề chia tài sản chung của nhau thì có thể tới Phòng công chứng để lập Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung, nếu không thỏa thuận được thì khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản chung theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung trả lời vắn tắt cho trường hợp của bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.