Thời hạn khởi kiện đòi tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #442088 19/11/2016

    Thời hạn khởi kiện đòi tài sản

    Nhà tôi ở đã được 19 năm nhưng không có giấy tờ và không nằm trong dự án.

    Chỉ nhận được 1 thông báo phải di dời tài sản, vật kiến trúc,... trên đất nhà tôi đang ở của cán bộ phường.

    Gia đình tôi không đồng ý vì không nằm trong dự án. và dự án đã hoàn thành và đi vào sử dụng được khoảng 3 năm

    Ngày 20 tháng 11 năm 2015 Cán bộ phường đưa nhiều người đến đập phá và đi vào nhà tôi từ cửa sổ phía sau khi gia đình tôi có người trong nhà. Di dời, làm hỏng, mất rất nhiều tài sản. Mà không đưa bất cứ 1 giấy tờ gì cho gia đình tôi.

    Vậy tôi xin hỏi Luật sư:

    - Như vậy được gọi là giải tỏa hay cưỡng chế? Việc làm của cán bộ phường có đúng quy định hay không?

    - Nếu như tôi khởi kiện về tài sản thì khả năng thắng kiện là bao nhiêu? Chi phí thuê Luật sư là bao nhiêu?

    -Gia đình tôi còn có thể khởi kiện được không?

    Kính mong Luật sư trả lời giúp tôi

     
    5212 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #442163   21/11/2016

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo điều 69 Luật đất đai 2013 quy định thì khi Nhà nước muốn thu hồi đất thì phải thực hiện những bước sau:

    Thứ nhất: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

    UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

    Thứ hai: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

    Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

    Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

    Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.

    Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

    Thứ ba: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư .

    UBND cấp có thẩm quyền căn cứ quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

    Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

    Thứ tư: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;

    Thứ năm: Bàn giao mặt bằng cưỡng chế thu hồi đất.

    Trên đây là nội dung tư vấn của tôi. Bạn xem trường hợp của mình có phù hợp với các bước theo trình tự ở trên hay không. Nếu không phù hợp bạn có thể khiếu nại hoặc khởi kiện để đảm bảo quyền lợi của mình. Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.