Chồng kháng án lên TAND tỉnh để dành nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #530514 08/10/2019

    vuinguyen0390

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chồng kháng án lên TAND tỉnh để dành nuôi con

    Tôi và anh T cưới nhau năm 2013- đến nay có với nhau được 1 mặt cháu trai sinh năm 2014. Vì nhiều lần bị chồng bạo hành gia đình nên tôi quyết định ly hôn vào 4/2019. 

    Ngoài bạo hành gia đình, chồng tôi là người thất nghiệp, luôn nhậu nhẹt bê bết, và luôn luôn không tôn trọng vợ. Vì thế nên tôi quyết tâm ly hôn.

    9/2019, TAND huyện mở phiên tòa sơ thẩm và phán quyết tôi và chồng ly hôn, đồng thơi giao con cho tôi nuôi dưỡng.

    Nhưng chồng tôi đã khán án lên TAND tỉnh để giành lại quyền nuôi con.

    Con tôi hiện tại đang ở với chồng, tôi ở nhà mẹ đẻ và không thể ẵm con theo cùng vì chồng tôi sẽ không để yên cho tôi và con.

    Hiện tại công việc tôi ổn định, làm nhân viên văn phòng cho 1 doanh nghiệp nước ngoài từ năm 2015 đến nay, lương tháng 15 triệu.

    Chồng tôi thì hành nghề tài xế.

    Xin hỏi Luật sư trường hợp của tôi có thể được ưu tiên giành quyền nuôi con không ạ?

    Xin cảm ơn ạ.

     
    7884 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vuinguyen0390 vì bài viết hữu ích
    Vtkoanh13 (30/09/2020) ThanhLongLS (09/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #530534   08/10/2019

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo như bạn trình bày thì chồng bạn đã kháng cáo bản án của tòa cấp Sơ thẩm để yêu cầu giải quyết vụ án. Như vậy, bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật nên bạn phải tiếp tục theo đuổi vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm. Theo quy định tại điều 313 BLTTDS thì bản án Phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án. Giả sử cấp Phúc  thẩm tuyên y án Sơ thẩm thì chồng bạn có nghĩa vụ phải giao con cho bạn nuôi dưỡng. Trường hợp chồng bạn vẫn cương quyết không giao con cho bạn thì bạn có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật.

    Như vậy, trong trường hợp này bạn nên làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án. Chấp hành viên sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương thuyết phục người chồng đã ly hôn của chị để tự nguyện giao con cho chị theo quyết định của Tòa án theo điều 120- Luật Thi Hành án Dân sự 2008.

    Điều 120. Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định

    1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

    2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

     

    Nếu sau khi đã được thuyết phục mà bố cháu vẫn không tự nguyện giao cháu cho bạn thì sẽ bị cưỡng chế giao người hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành bản án.

    Trân trọng!

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn caythongnoel vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/10/2019) DUNLOPILLO (14/10/2019) Vtkoanh13 (30/09/2020)
  • #559322   30/09/2020

    Vtkoanh13
    Vtkoanh13

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2020
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 3 lần


    Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

    Chào luật sư ! 

     Xin luật sư cho tôi hỏi, tôi và chồng xử phúc thẩm ly hôn. Vì lý do nào đó và chồng tôi có điều kiện hơn. Tòa tuyên án chồng tôi nuôi con. Hiện tại cháu đang ở với tôi. Trong quá trình thi hành án, cháu nhất quyết không theo bố. Cũng trong lúc này tôi phát hiện: nếu con tôi về ở với chồng  thì con gái tôi phải gửi bà nội . Anh ấy mới đổi chỗ làm. Anh ấy đi sớm về muộn. Đặc biệt cháu phải chuyển trường , cũng như môi trường sống khác ảnh hưởng tới tâm lý của cháu, đặc biệt cháu ác cảm vì chứng kiến anh ta đánh tôi. Điều kiện tôi tốt hơn, đặc biệt khi cháu không phải đổi trường học. Vậy tôi có thể làm đơn thay đổi quyền nuôi con lúc này. Vì lý do các tình tiết, điều kiện đã thay đổi, đặc biệt trẻ nhỏ được ưu tiên môi trường sống tốt nhất không ?

    Xin luật sư giúp đỡ. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Vtkoanh13 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/09/2020)
  • #559340   30/09/2020

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Mời bạn tham khảo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình như trích dẫn dưới đây:

    Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

    5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    a) Người thân thích;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ.

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/09/2020) Vtkoanh13 (30/09/2020)
  • #559709   30/09/2020

    Vtkoanh13
    Vtkoanh13

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2020
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 3 lần


    Thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.

    Dạ.  Vậy trong quá trình thi hành án . Tôi có thể thay đổi quyền nuôi con khi có đủ bằng chứng theo các điều khoản trên , không phải chờ khi thi hành án xong ạ 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Vtkoanh13 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/10/2020)
  • #559829   02/10/2020

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Bản án ly hôn, phần thi hành án về quyền trực tiếp nuôi dưỡng chỉ là giao đứa bé nếu không có nội dung cấp dưỡng. Vì vậy khi tình hình nuôi dưỡng đứa bé phát thay đổi nhiều so với trước khi tòa xử vụ ly hôn thì bạn có thể cân nhắc gửi yêu cầu của mình đến tòa để xem xét, giải quyết.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/10/2020)
  • #559867   03/10/2020

    Vtkoanh13
    Vtkoanh13

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2020
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 3 lần


    Phát ngôn ở tòa án !

    Dạ thưa luật sư. Em xin hỏi thêm vấn đề này: tại tòa án, họ luôn có những phát ngôn vu khống, bịa đặt về em. Trong nội dung gửi tòa có trích: vu khống em nghiện ngập .. không đúng sự thật. Vậy em có thể trình báo công an về tội vu khống không ? Bởi em hiểu, những phát ngôn này tuy họ không đưa ra được bằng chứng nhưng tác động tới quyết định của tòa án. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Vtkoanh13 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/10/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

SĐT: 0901 20.26.27

Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác