thăc mắc về luật thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #433199 11/08/2016

    wduy114

    Sơ sinh

    Hậu Giang, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thăc mắc về luật thừa kế

    Xin chào các luật sư!

            Tôi xin được trình bài nội dung như sau: bà nội tôi có 6 người con 3 gái và 3 trai (ko có thứ 2, thứ 3 cha tôi, cô tư, chú năm, chú sáu, cô bảy và cô út). 

            Lúc nội tôi còn sống đã chia đất cho tất cả anh em trong nhà xong hết, nội tôi để lại một phần đất  nói sau này chia làm phần hương quả thờ cúng nhung chưa nói là sẻ cho ai thờ cúng. Bất ngờ nội tôi mất đột ngột, các anh em sảy ra tranh chấp mâu thuẫn về việc giành quền thờ cúng. 

          Xin hỏi các luật sư, nếu như tranh chấp này không giải quyết trong nội bộ gia đình được mà phải ra tòa để giải quyết, thì pháp luật có chia theo hương quả hay không hay vẫn chia theo thừa kế pháp luật hay chia như thế nào khác.

        Xin cám ơn các các anh chị!

     

           

     

     

     

     
    4884 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #433245   11/08/2016

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Như bạn nói thì phần đất bà nội bạn để lại là di sản thừa kế, chưa được quyết định sử dụng vào việc gì cũng như chưa được định đoạt cho ai. Do vậy di sản này sẽ được chia thừa kế theo luật và cho những người thuốc hàng thừa kế thứ nhất là tất cả các con của bà nội bạn hay còn gọi là các bác, cô, chú bạn. Mỗi người thừa kế sẽ được hưởng 1 phần như nhau.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #433257   11/08/2016

    luatsuduong
    luatsuduong
    Top 500
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2016
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn

    Theo thông tin bạn cung cấp thì phần đất này khi còn sống bà bạn có ý định để lại làm nơi thờ cúng nhưng chưa lập di chúc thì đã qua đời, như vậy phần di sản này được xem là di sản thừa kế do bà để lại, vì bà chưa định đoạt khi còn sống nên nay các anh em có tranh chấp với nhau thì khởi kiện ra tòa để tòa chia theo qui định của pháp luật.

     Một vài ý cơ bản trao đổi cùng bạn, nếu có gì chưa rõ hoặc muốn tìm hiểu sâu hơn bạn có thể liên hệ với tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí.

    Luật sư Dương; điện thoại: 0972 975 749

     
    Báo quản trị |  
  • #433279   11/08/2016

    buiminhtri_1989
    buiminhtri_1989

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2016
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    chào bạn,

    theo quy định của Bộ luật dân sự 2005

    .Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

    như vâỵ nếu không thỏa mãn điều kiện trên thì xem phần đất của  nội bạn chưa chia sẽ được phân chia theo pháp luật bạn nhé.
     

    Người thừa kế theo pháp luật

    Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

     

     Thank

     
     
    Báo quản trị |  
  • #433426   13/08/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Xin chào

    Phòng tư vấn Luật Thừa kế - hôn nhân gia đình xin tư vấn cho bạn như sau:

    Theo quy định tại Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng - Bộ Luật Dân sự 2005:

    1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

    Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

    Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

    2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

    Như bạn đã trình bày, bà nội bạn đã giành một phần đất để làm phần hương quả thờ cúng nhưng lại chưa nói là để cho ai, cũng không có di chúc để lại. Vậy, phần tài sản này của bà nội bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp Luật. Quy định tại: Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

    .=> Vậy phần tài sản dùng để thờ cúng này sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm : Ông nội( nếu còn sống), bố bạn, cô tư, chú năm, chú sáu, cô bảy và cô út. 

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com