Xin tư vấn về việc bị Tạm giữ để điều tra vụ ẩu đả

Chủ đề   RSS   
  • #549150 14/06/2020

    Xin tư vấn về việc bị Tạm giữ để điều tra vụ ẩu đả

    Thưa luật sư, gia đình tôi có người thân làm ở quán Karaoke. Đêm ngày 13/6, quán karaoke xảy ra ẩu đả, nghe nói người thân tôi có tham gia can ngăn. Sau đó công an có đến giải quyết và người thân tôi bị giữ đến bây giờ để điều tra, không thể liên lạc được.

    Tôi xin hỏi thông thường nếu chỉ đơn thuần như vậy, người thân tôi có thể bị giữ lâu vậy không? Có cách nào để gia đình có thể liên lạc được với người đang bị giữ điều tra không? Gia đình tôi đang rất lo lắng và không hiểu biết gì về pháp luật. Kính mong quý luật sư tư vấn giúp!

     
    1700 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Blacklotus vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #549153   14/06/2020

    LuatsuPhamThanhHuu
    LuatsuPhamThanhHuu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2020
    Tổng số bài viết (285)
    Số điểm: 2359
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 414 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Về tạm giữ, thời gian tạm giữ được quy định tại Điều 117, 118 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

    Điều 117. Tạm giữ
     
    1. Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
     
    2. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.
     
    Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.
     
    3. Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
     
    4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
     
    Điều 118. Thời hạn tạm giữ
     
    1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
     
    2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
     
    Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
     
    3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
     
    4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.
     
    Như vậy, tùy vào tính chất mà thời gian tạm giữ có thể ít hay nhiều. Bạn có thể liên hệ với công an nơi người thân bạn bị tạm giữ để được hướng dẫn rõ.

    Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LuatsuPhamThanhHuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/06/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.