TÀI SẢN ĐẢM BẢO

Chủ đề   RSS   
  • #354011 03/11/2014

    mipuh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    TÀI SẢN ĐẢM BẢO

    Chào luật sư!

    Luật sư cho em hỏi ông A có tài sản được định giá 654.000.000VND . Ông A đem thế chấp cho ngân hàng X khoản vay là 300.000.000 ngày đến hạn là 7/11/2014. Tháng 10/2014 ông A nộp hồ sơ vay 410.000.000 VND tại ngân hàng Y cùng với tài sản đảm bảo đang được thế chấp ở ngân hàng X. Vậy ngân hàng Y có được xét duyệt tài sản đảm bảo trên là hợp lí và giải ngân cho ông A không ạ?

     
    4924 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #354182   04/11/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Tôi đoán bạn hỏi bài tập vì nếu là TCTD thì việc này khá đơn giản: Bản chất câu chuyện bạn nêu là NH Y trả tiền cho NH X và NH Y cho A vay. Khi đó vấn đề chính là nếu TSBĐ này đáp ứng tỷ lệ an toàn theo quy định nội bộ của NH Y và hồ sơ vay của A được NH Y chấp thuận thì NH Y cho vay theo quyết định của mình. Khi NH Y quyết định cho vay thì có nghĩa "hợp lý" còn nếu không cho vay thì không giải ngân.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    mipuh (05/11/2014)
  • #354358   04/11/2014

    nguyenthigiangdhv
    nguyenthigiangdhv

    Female
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Đây là quan điểm của tôi. Do tôi vừa mới học nên kinh nghiệm chưa có. Nếu sai sót mong mọi người góp ý cho tôi nhé.

    Theo khoản 1/ điều 324/ BLDS 2005 thì một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 

    Tài sản của ông A là 654.000.000 đồng. Việc ông A đem  thế chấp tại ngân hàng X 300.000.000 đồng nhưng  chưa đến hạn trả thì ông A lại đi vay tại ngân hàng Y 410.000.000 đồng cũng với số tài sản đó. Theo quy định tại khoản 2/ Điều 324?BLDS 2005 thì ông A phải thông báo cho ngân hàng Y biết về việc mình thế chấp tài sản của mình 300.000.000 đồng cho ngân hàng x. Lúc này, nếu ngân hàng Y chấp nhân tài sản bảo đảm, tỉ lệ an toàn tại công ty là không ảnh hưởng thì ông A vẫn sẽ được ngân hàng Y cho vay khoản tiền trên, ngược lại.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthigiangdhv vì bài viết hữu ích
    mipuh (06/11/2014)
  • #354429   05/11/2014

    mipuh
    mipuh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Em cảm ơn L.S đã tư vấn. 

    Bản chất thật sự của sự việc là A đi vạy 410.000.000 của ngân hàng Y để mua thiết bị nội thất (không phải trả tiền cho ngân hàng X), nhưng với lượng TSDB đã đêm ra thế chấp cho ngân hàng X, giờ lại ký kết thế chấp với ngân hàng Y thì có hợp lí nữa k ạ? Trong khi khoản nợ của A đến ngày 7/11 là kết thúc nhưng vẫn còn nợ ngân hàng X 294.000.000. Trường hợp này ngân hàng Y có được cho vay k? Vì em đang nghiên cứu về tình hình thẩm định tín dụng của ngân hàng Y.

     
    Báo quản trị |  
  • #354650   06/11/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Như vậy là A muốn vay thêm 410.000.000 đồng từ NH Y. Điều này trước hết phụ thuộc vào quy định trong hợp đồng bảo đảm của NH X. Nếu hợp đồng có quy định phải có sự chấp thuận của NH X thì Bên A và NH Y phải có sự chấp thuận đó. Ngoài ra, tùy theo đánh giá giá trị tài sản bảo đảm của NH Y và tỷ lệ an toàn theo quy định nội bộ (như hôm trước tôi đã tư vấn) mà NH Y quyết định. Nếu không có tình tiết gì khác thì theo bạn nêu, tổng giá trị vay của A từ 02 NH (giả sử trong thời điểm nào đó mà cả 02 NH cùng cho A vay) là 710 triệu đồng (lớn hơn so với giá trị thẩm định 654 triệu đồng). Bình thường thì NH sẽ không cho vay như NH Y (nếu họ quyết định cho vay). Tuy nhiên, đây là quan hệ dân sự nên tùy thuộc vào quyết định của các bên tham gia.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    mipuh (07/11/2014)
  • #354604   06/11/2014

    mipuh
    mipuh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn câu trả lời của bạn nhiều lắm!!! 

     
    Báo quản trị |  
  • #355108   07/11/2014

    mipuh
    mipuh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Dạ! Em rất cảm ơn sự tư vấn của luật sư :)

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com