Quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #376731 30/03/2015

    tranga9_1993

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2012
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 1 lần


    Quyền nuôi con

    Chào luật sư! Chau muốn hỏi luật sư một vấn đề sau anh cháu đã kết hôn 3năm và hiện nay hai anh chị muốn ly hôn. hai anh chị có một cháu gần 21 tháng từ nhỏ thì cháu bé ở bên nhà cháu chị dâu cháu chỉ ở nhà nuôi con đựoc đến 10 tháng còn đâu bác cháu nuôi. cả gia đình rất yêu cháu bé. Theo cháu đc biết thi con duoi 36 tháng tuoi nếu ko có thỏa thuận nào khác thì tòa sẽ xử giao cho mẹ nuôi. Nếu nhu cả hai nhà đều muốn nuôi cháu bé thì nhà cháu cớ cơ hội để giành quỳên nuôichadu bé ko ạ? Hiện nay thì chị kia ko đi làm. A cháu thì làm lái xe. Mong nhận đc sụ tư vấn của luậtsư

     
    13466 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #376763   30/03/2015

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    Do trẻ còn nhỏ dưới 36 tháng, nên khi cả 2 cùng tranh chấp giành nuôi thì tòa sẽ giao cho người mẹ nuôi, cho dù người mẹ đang thất nghiệp

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_ThaiHung vì bài viết hữu ích
    tranga9_1993 (02/04/2015)
  • #376781   31/03/2015

    tranga9_1993
    tranga9_1993

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2012
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 1 lần


    cảm ơn luật sư! không còn cách nào khác ạ? nếu như gia đình bên kia chỉ muốn giành đứa nhỏ để cho là mình thắng ko có ý tốt , ng mẹ ko có vc làm mà chỉ dựa vào ông bà thì thực sự là ko công bằng. theo cháu phải làm như thế nào để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho đứa trẻ chứ ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #376805   31/03/2015

    trinhthianh123
    trinhthianh123

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2015
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Trẻ dưới 36 tháng tuổi là người mẹ được quyền nuôi con, trừ khi người mẹ từ chối nuôi thì người cha mới có quyền

     

    ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN TRỰC TIẾP 24/7: 1900 6281- Email: Luatbachduong@gmail.com hoặc email: Lsduongmai@gmail.com

    Địa chỉ: Tổ dân phố Quang Minh, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

    Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6281

    Luật sư tư vấn doanh nghiệp, thương mại 19006281 nhánh số 1;

    Luật sư tư vấn Hình sự: 19006281 nhánh số 2;

    Luật sư tư vấn các quan hệ về Hôn nhân và gia đình 19006281 nhánh số 3;

    Luật sư tư vấn nội dung về đất đai nhà ở 19006281 nhánh số 4;

    Luật sư tư vấn các nội dung pháp luật khác như Lao động, Thủ tục hành chính, Khiếu nại hành chính.... 19006281 nhánh số 5;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trinhthianh123 vì bài viết hữu ích
    tranga9_1993 (02/04/2015)
  • #376917   31/03/2015

    tuvanluat1989
    tuvanluat1989

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2015
    Tổng số bài viết (55)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 11 lần


    quyền nuôi con

    Chào bạn về nguyên tắc cháu bé dưới 36 tháng sẽ giao cho người mẹ nuôi. Tuy nhiên nếu bạn chứng minh được người mẹ ko có khả năng nuôi bé khiến bé không thể phát triển tốt được thì tùy trường hợp tòa sẽ ra quyết định giao ai, nếu không thì người mẹ sẽ được ưu tiên nuôi bé. Thân chào!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuvanluat1989 vì bài viết hữu ích
    tranga9_1993 (02/04/2015)
  • #455346   31/05/2017

    dadang
    dadang
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2009
    Tổng số bài viết (370)
    Số điểm: 2465
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 198 lần


    chào bạn!

    Theo khoản 3 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình: "Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

    Như vậy về nguyên tắc thì đứa trẻ sẽ để cho người mẹ nuôi, nếu gia đình bạn chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc thì người cha sẽ nuôi. Tốt nhất thì anh bạn và người vợ nên thỏa thuận để tạo điều kiện chăm sóc tốt nhất cho đứa bé.

    Trân trọng

    Luật sư Đinh Xuân Hồng

    Công ty Luật TNHH Luật Sư Riêng

    Mail: xuanhonglaw@gmail.com - hong.dinh@luatsurieng.net

    Website: www.luatsurieng.net - www.luatsurieng.com.vn

    Diễn đàn: www.tranhluanphapluat.com

    Phone: 0907 71 93 81

    Skype: xuanhonglaw

    "Luật sư riêng, Luật sư, Tư vấn pháp luật, Luật sư cho người nghèo, luat su, luatsu, Công ty luật, Văn phòng luật, Văn phòng luật sư, luatsurieng, lawyer, lawfirm, luat su rieng"

     
    Báo quản trị |  
  • #467934   16/09/2017

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Xin chào bạn.

    Theo như bạn đã trình bày, anh chị bạn có một cháu gần 21 tháng, hiện tại đang sống chung với bố, và giờ anh chị bạn muốn ly hôn. Như vậy, theo pháp luật quy định thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

    Cụ thể, căn cứ theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Theo quy định trên, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi. Với những thông tin mà bạn cung cấp có thể thấy điều kiện về vật chất của anh trai bạn có nhiều thuận lợi hơn để giành nuôi con. Tuy nhiên, do con của anh chị bạn dưới 36 tháng tuổi mà chị dâu bạn không thuộc trường hợp không đủ điều kiện để “trực tiếp” trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con,… tuy không có việc làm ổn định nhưng sau khi ly hôn, chị dâu bạn vẫn có thể ở và nhờ gia đình nhà ngoại, có thời gian trực tiếp chăm sóc con nhỏ,...  Mặt khác, nếu chị dâu bạn nuôi con thì anh trai bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng một khoản tiền hợp lý để hỗ trợ chị nuôi con nhỏ và có thể đến thăm con (quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2004). Với những điều kiện như vậy thì khả năng lớn là Toà án giao con dưới 36 tháng tuổi cho chị dâu bạn nuôi, chăm sóc.
    Tuy nhiên, khi con đủ 36 tháng tuổi, anh trai bạn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Căn cứ tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

    “1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

    5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    a) Người thân thích;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

    Theo quy định trên, thì khi bé đủ 36 tháng tuổi anh chị bạn có thể thảo thuận về việc nuôi con hoặc anh trai bạn chứng minh được chị dâu không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Nguyễn Đình Thái Hùng

Email: luatsuthaihung@gmail.com

Website: http://Vplsthaihung.com

Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

Điện thoại 0903.017977