Ông ngoại chết không để lại di chúc nhưng không thể thừa kế vì vướng một người mất tích có tên trong sổ hộ khẩu

Chủ đề   RSS   
  • #532313 01/11/2019

    peter69

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/11/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Ông ngoại chết không để lại di chúc nhưng không thể thừa kế vì vướng một người mất tích có tên trong sổ hộ khẩu

    Xin chào các luật sư!

    Rất mong được các luật sư tư vấn tình huống hiện tại của mẹ tôi.

    Ông ngoại tôi chết cách đây hơn 1 năm, vì chết bất ngờ nên không có để lại di chúc, hiện tại ông ngoại đã có giấy báo tử.

    Ông ngoại đứng tên xe máy, đất đai.

    Cách đây hơn 20 năm, ông ngoại tôi có nhận một người lạ làm con nuôi, và có sát nhập cho người này vào sổ hộ khẩu của gia đình, sau đó người này đã bỏ đi đâu không rõ ( bỏ đi hơn 20 năm rồi )

    Nay mẹ tôi và dì tôi không thể làm thủ tục thừa kế lại xe máy và đất đai của ông ngoại, bà ngoại tôi hiện vẫn đang còn sống.

    Bên công an họ nói cần phải có chữ kí xác nhận của người con nuôi kia thì mới giải quyết.

    Xin hỏi trong trường hợp này gia đình tôi có thể làm gì để cắt tên người con nuôi kia ra khỏi sổ hộ khẩu, hoặc có cách nào sang nhượng tài sản lại cho bà ngoại tôi, để bà ngoại tôi toàn quyền chia lại theo ý của bà ngoại hay không?

    Xin trân trọng cám ơn 

     
    6825 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn peter69 vì bài viết hữu ích
    admin (22/11/2019) ThanhLongLS (12/11/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #532587   06/11/2019

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Có 1 số phương án như sau:

    Vì không biết người kia ở đâu nên thực tế là tòa án sẽ không thực hiện việc tống đạt văn bản của tòa án được do đó phương án nhờ tòa án chia thừa kế không khả thi. Bạn có thể cân nhắc việc tuyên bố một người mất tích/đã chết như điều luật của Bộ luật dân sự như trích dẫn dưới đây, sau đó các đồng thừa kế có thể thực hiện mong muốn đối với di sản:

    Điều 68. Tuyên bố mất tích

    1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

    Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

    2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

    3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

     

    Điều 71. Tuyên bố chết

    1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

    a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

    2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

    3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

     

    Trân trọng! 

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/11/2019) longbien2019 (22/11/2019) admin (22/11/2019)
  • #533025   15/11/2019

    Wip
    Wip

    Sơ sinh


    Tham gia:31/05/2017
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 250
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 48 lần


    Chào bạn,

    Nội dung của bạn đưa ra có một số điểm chữa rõ:

    - Con nuôi của ông bạn có giấy tờ xác nhận hay là con nuôi thực tế?

    - Qua hệ với ông bạn ghi trong hộ khẩu là qua hệ như thế nào: con nuôi?.

    Người có tên trong hộ khẩu không có nghĩa là họ thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế.

    Nếu người đó là con nuôi của ông bạn, để có thể khai nhận di sản thừa kế của ông bạn, bạn phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố đã chết, khi đó thủ tục phân chia di sản mới thực hiện được.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Wip vì bài viết hữu ích
    admin (22/11/2019) ThanhLongLS (15/11/2019) longbien2019 (22/11/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com