Mượn GCNQSDD để thế chấp ngân hàng

Chủ đề   RSS   
  • #372455 03/03/2015

    will1213

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/03/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mượn GCNQSDD để thế chấp ngân hàng

    Chào Luật sư!!!

    Nhà tôi có mượn giấy chứng nhận QSDĐ của Cậu ruột tôi để thế chấp ngân hàng lấy tiền đầu tư mua đất nhưng thất bại. Sau thời gian 5 năm, đáo hạng cũng nhiều, mà tiền gốc và lãi đóng chưa hoàn chỉnh. Gia đình tôi trước đây có phụ Cậu đóng tiền lãi ngân hàng nhưng không nhiều, thường xuyên nhận được những lời văng tục từ Cậu ta, nhưng gia đình tôi vẫn im lăng và chỉ biết hứa sẽ trả dần dần. Sau này, gia đình tôi có phụ trả với Cậu hàng tháng. Tuy nhiên vẫn nhận được lời đe dọa từ Cậu. 

    Nhà tôi được xây dựng trên phần đất (đất nhà và đất vườn) của bà cô tôi để lại, do ngày trước bà cố rất thích Mẹ tôi, nên có di nguyện Mẹ tôi sau này sống nơi đây, và Mẹ đã sông như ấm lòng bà cố. Mẹ tôi lấy Cha tôi, và có làm giấy chứng nhận QSDĐ đứng tên thừa kế Cha. Do thiếu tiền Dượng 2 tôi nên Cha tôi đã mang giấy chứng nhận QSDĐ ủy quyền cho Dượng 2 tôi, nhờ ông ta đứng tên vay tiền để đáo nợ ngân hàng. Hiện Cậu tôi đang dọa sẽ lấy lại phần đất trên nếu Cha tôi không trả hết nợ.

    Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, Cậu tôi có thể lấy lại phần đất trên không? và Dượng tôi nếu cũng có ý định trên thì liệu có được như ý không?

    Tôi xin chân thành cảm ơn!!!

     
    3392 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #374366   16/03/2015

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    1/ Trên cơ sở thông tin bạn nêu thì có thể hình dung bên bạn sử dụng nhà đất để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay ngân hàng. Trường hợp người vay (cậu của bạn) vi phạm thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm này theo thỏa thuận giữa các bên liên quan và quy định pháp luật.

    2/ Đất đứng tên cha bạn và nhà là tài sản chung của bố mẹ bạn nên nó thuộc quyền định đoạt của 2 người đó. Những người khác (cậu/dượng) muốn tranh chấp đất thì phải có căn cứ khác chứ không phải các giao dịch liên quan đến vay tín dụng và tài sản bảo đảm. Kết quả họ có lấy được đất hay không phụ thuộc vào yêu cầu của họ, cơ sở pháp lý cho các yêu cầu đó và sự chứng minh quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com