Ly hôn khi con mới 3 tháng tuổi

Chủ đề   RSS   
  • #228602 22/11/2012

    mrvan113

    Sơ sinh

    Ninh Bình, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Ly hôn khi con mới 3 tháng tuổi

    Xin chào luật sư.

    Em gái tôi mới sinh cháu trai đầu được 3 tháng tuổi. Nhưng do trục trặc gia đình, nên 2 vợ chồng em gái tôi muốn ly hôn ( em gái tôi chủ động ly hôn). Vậy nếu ra tòa họ có giải quyết ly hôn luôn không. Và quền nuôi đứa bé là ai ( trong khi cả hai đều muốn nuôi con)

    Xin trân thành cảm ơn. 

    Mong trả lời sớm của luật sư.

    Cập nhật bởi mrvan113 ngày 22/11/2012 09:43:02 CH
     
    8137 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #228652   23/11/2012

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nếu không có tình tiết gì khác thường thì toà sẽ thụ lý giải quyết và về nguyên tắc, con giao mẹ nuôi khi toà tuyên các bên ly hôn.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #231208   05/12/2012

    luathason
    luathason

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/03/2012
    Tổng số bài viết (77)
    Số điểm: 612
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 42 lần


    Như luật sư Cao Sỹ Nghị đã tư vấn cho bạn thì theo trường hợp này Tòa vẫn thụ lý và giải quyết theo hai trường hợp sau:

    - Nếu vợ chồng bạn đồng ý thì theo thủ tục thuận tình ly hôn;

    - Nếu 1 trong 2 người đồng ý thì làm thủ tục đơn phương xin ly hôn;

    Đối với việc nuôi con sau khi ly hôn thì theo quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 thì:

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    Về nguyên tắc thì chị được nuôi con nếu 2 người không có thỏa thuận khác

    Thân (D)!

     

    CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN.

    Số 156 Lê Đức Thọ (kéo dài), phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

    Email: hasonlaw@gmail.com Website: luathason.com

    Điện thoại: 0169.364.9999

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com