Khởi kiện đòi chia lại đất đai và hủy sổ đỏ (GCNQSD) đã cấp có được không?

Chủ đề   RSS   
  • #431307 20/07/2016

    hoanghien2110

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/07/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Khởi kiện đòi chia lại đất đai và hủy sổ đỏ (GCNQSD) đã cấp có được không?

    Ông Bà tôi có 6 người con, trong đó 3 người con trai là Nguyễn Văn Nam (con cả), Nguyễn Văn Thế, Nguyễn Văn Ninh (con ut). Ông bà lúc còn sống đã phân chia đất cho 3 anh em, sau khi chia phần đất cho bác cả, còn 1 phần đất còn lại ông bà chia đôi cho 2 anh em. Việc phân chia được thực hiện bằng miệng và có sự chứng kiến của mọi người.

    Năm 1992, nhà bác hai làm nhà. Năm 1999, sổ đỏ mới được cấp. Trên sổ đỏ, không thể hiện đúng phần đất nhà bác hai được chia (do khi làm nhà, bác hai đã chừa lại một khoảng đất so với móng, nhưng khi làm sổ đỏ thì phần đất đó được thể hiện trong phần đất của bác út).

    Nay nhà bác út làm lại nhà, mặc dù làm đúng trên phần đất trên sổ đỏ nhưng phần móng lại làm đè lên móng nhà bác hai đã làm trước đó.

    Sự việc này đã xảy ra tranh chấp, nay nhà bác hai muốn khởi kiện đòi phân chia lại phần đất mà mình đáng lẽ ra được hưởng theo như ông bà phân chia có được không?

     
    5266 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #431325   20/07/2016

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Câu hỏi của bạn liên quan đến lĩnh vực đất đai, Luật sư Đào Liên – Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:

    1.     Có tranh chấp đất đai

    Như bạn trình bày, nguồn gốc đất của cả hai bác của bạn là do bố mẹ chia cho, thực tế việc chia có khác so với diện tích đất kê khai xin cấp giấy chứng nhận. Cụ thể: bác thứ hai được chia nhiều hơn nhưng khi kê khai lại được cấp sổ đỏ với diện tích ít hơn; phần của bác út mặc dù sổ đỏ xác định diện tích, ranh giới rõ ràng nhưng khi làm nhà trên thực tế lại lấn sang phần đất bác thứ hai đang quản lý, sử dụng. Như vậy là có sự tranh chấp về diện tích, ranh giới và có thể cả diện tích đất đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận cần phải giải quyết để tránh phát sinh mâu thuẫn.

    2.     Phương án giải quyết

    Theo quan điểm của chúng tôi, hai bác của bạn nên mời đơn vị đo vẽ đến đo vẽ lại hiện trạng thửa đất của mình, sau đó xin xác nhận của UBND cấp xã và liên hệ với cơ quan cấp giấy chứng nhận xin đính chính lại thông tin thửa đất.

    Tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa các thành viên trong gia đình nên được ưu tiên giải quyết bằng thương lượng, trao đổi. Trường hợp không thể thương lượng, nói chuyện được, các bên có quyền gửi đơn ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đề nghị giải quyết.

    Trong trường hợp này, khả năng phán quyết của tòa án sẽ căn cứ thực tế sử dụng đất để quyết định chứ không chỉ dựa vào sự phân chia của các cụ (bởi việc phân chia chỉ bằng miệng và không lập thành hồ sơ xác định ranh giới, được UBND cấp xã xác nhận).

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm vui lòng kết nối tổng đài tư vấn pháp luật số 1900 6289 của chúng tôi để được các luật sư uy tín trợ giúp.

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |  
  • #431334   20/07/2016

    luatsuduong
    luatsuduong
    Top 500
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2016
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào bạn

    Trong vụ việc này các bên đều là anh em, giá trị đất không lớn. Vì vậy để giữ tình cảm thì các bên nên hòa giải với nhau, chỉ khi không có kết quả thì một trong hai bên có quyền kiện ra tòa để được giải quyết. Tranh chấp đất đai là một dạng phổ biến hiện nay, việc xác định ai là người có quyền sử dụng với phần tranh chấp không hề đơn giản trên thực tế. Tuy nhiên, để có căn cứ tòa chấp nhận yêu cầu thì mỗi bên đều nên chuẩn bị chứng cứ pháp lý vững chắc cho mình.

    Vài ý để bạn có thêm thông tin, nếu cần hỗ trợ bạn hãy liên lạc với tôi để được tư vấn miễn phí.

    Luật sư Dương; điện thoại: 0972 975 749

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuduong vì bài viết hữu ích
    NhuLe2411 (15/08/2016)
  • #431426   21/07/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Về câu hỏi của bạn, công ty Ltd kingdom xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau: 

     Ông bà bạn đã phân chia đất cho các con trai sử dụng ngay khi còn sống nên việc phân chia đất này được xác định là tặng cho chứ không phải thừa kế. Theo quy định của pháp luật đất đai thì hợp đồng tặng cho bất động sản chỉ có hiệu lực khi đã được công chứng, chứng thực (vì bạn không đưa ra thời gian cụ thể nên tôi không thể trích ra quy định pháp luật chính xác được). Vì vậy, việc phân chia đất của ông bà bạn sẽ không có hiệu lực. Hơn nữa, việc sử dụng đất của gia đình các bác bạn đã ổn định và có thời hạn khá lâu. Việc phân chia đất chỉ bằng miệng mà không có giấy giờ gì. Vì vậy, nếu gia đình bác hai bạn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai với bác út thì không có cơ sở để chứng minh nên tòa án sẽ căn cứ vào diện tích trên sổ đỏ để giải quyết.

    Nếu khởi kiện đòi chia lại theo thừa kế vì việc tặng cho không được pháp luật thừa nhận, thì cả ba bác trai bạn đều không được diện tích như đang sử dụng mà diện tích đất ông bà bạn để lại sẽ được đem phân chia đều cho 6 người con của ông bà bạn. Tranh chấp này sẽ làm mất tình cảm gia đình. Vì vậy theo tôi, bác Hai bạn không nên khởi kiện tranh chấp đất trong trường hợp này vì khả năng thắng rất thấp hơn nữa lại ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. 

    Quý khách mong muốn sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ sđt: 043 224 2479

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatvichanly vì bài viết hữu ích
    hoanghien2110 (29/07/2016)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net