Khủng bố tinh thần của con

Chủ đề   RSS   
  • #229308 26/11/2012

    thanhtran835

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khủng bố tinh thần của con

    Tôi đã ly di được 8 tháng, khi đến thăm con cô ấy (vợ cũ) luôn ngăn cản, tôi phải trực tiếp ra nhà trẻ để gặp cháu. Khi tôi nhờ cô giáo đưa điện thoại để hai bố con noi chuyện cô ấy biết đã phản ứng lại cô giáo, cô ấy luôn tiêm nhiễm vào đầu cháu về sự thù hận với gia đình nhà nội và với tôi (con tôi hiện tại là 4 tuổi). Cô ấy nói: "Chỉ khi ông nội chết cháu mới được về quê còn người khác chết kể cả bà nội cũng không được về" (cô ấy là giáo viên cấp 2, dạy giáo dục công dân).Khi tôi đến thăm lần gần đây nhất, tôi mua sữa nhưng con không dám uống mặc dù rất muốn, tôi nói mua balo mới, mua xe đạp cho cháu, cháu cũng không dám nhận, cô giáo cho những hộp sữa của tôi mua vào balo, cháu đã rất thảng thốt, lo sợ và đã khóc, mỗi lần tôi đến thăm cháu cũng rất căng thẳng và luôn khóc, phải làm quen thật lâu cháu mới chịu cho tôi bế và lúc đó cháu rất vui và hạnh phúc. Nói thêm, những bộ quần áo tôi đã mua cho cháu cô ấy cung không cho mặc và nhét hết vào tủ (cháu có lần đã nói quần áo bố mua mẹ vứt vào sọt rác rồi) ý của cô ấy là xóa sạch những ký ức và hình ảnh của người cha đối với cháu, thật là vô nhân đạo. Tôi rất thương con, vì công việc tôi phải đi xa dài ngày, nhiều nhất là 1 tháng một lần tôi mới có thể thăm con một lần và khi tôi thấy tâm trạng con như vậy tôi rất lo lắng bởi lẽ cô ấy đã khủng bố tinh thần đối với cháu.Hiện tại cháu không biết phải tin ai đứng về  phía ai vì yêu bố và nhận quà của bố thì bị mẹ chỉ trích, mắng mỏ có thể bị phạt nưa (đây là tôi suy diễn ra) và nếu làm như lời mẹ nói thì khi gặp bố với những tình cảm của 2 cha con thì không đúng như lời mẹ dặn. Hôm vừa rồi tôi đã khóc trước mặt con khi cháu khóc không dám nhận quà do tôi mang đến, cháu đã ôm cổ tôi ý như vỗ về an ủi và 2 bố con đã ôm nhau khóc, tôi không phải là người nhu nhược hay yếu mềm, cũng không sa đọa vô văn hóa. Vậy tôi xin hỏi như vậy đã đủ căn cứ để đề nghị tòa can thiệp vào vấn đề của tôi chưa? và can thiệp như thế nào (về thủ tục)? và cũng mong các bạn khác góp ý giúp tôi để tôi thoat khỏi tình trạng nay? xin cảm ơn luật sư và các bạn!

     
    5826 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #229327   26/11/2012
    Được đánh dấu trả lời

    lvhoan
    lvhoan
    Top 50
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/07/2008
    Tổng số bài viết (1289)
    Số điểm: 7349
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 279 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu vợ cố tình ngăn cản bạn thăm con là xâm hại đến quyền và lợi ích của bạn. Trong bản án ly hôn, tòa giao con cho 1 người nuôi dưỡng và không được ngăn cản người còn lại thăm con. Bạn có thể làm đơn tơi chi cụ thi hành án để được giải quyết. Khi có căn cứ mà vợ vẫn cố tình ngăn cản thì bạn có thể khởi kiện ra tòa để thay đổi người nuôi con nếu bạn muốn.

    Thân chào.

    Luật sư Lê Văn Hoan

    Trưởng VPLS Lê Văn

    131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

    ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #230950   04/12/2012

    luathason
    luathason

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/03/2012
    Tổng số bài viết (77)
    Số điểm: 612
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 42 lần


    Chào bạn, vấn đề của bạn được luathason tư vấn như sau:

    Theo quy định tai Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì:

    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

    Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Việc vợ bạn không cho bạn đến thăm con là một điều hoàn toàn vô lý và trái với quy định pháp luật và đạo đức xã hội khi tiêm nhiễm vào đầu cháu bé những ý định hận thù với gia đình nhà chồng. Nếu để vợ bạn tiếp tục những hành vi này nhiều khả năng sẽ gây cho cháu bé những vẫn đề căng thẳng với chính bố đẻ của cháu là bạn.

    Bạn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề thay đổi người nuôi con cho bạn theo thủ tục sau:

    Đơn đề nghị thay đổi Quyền nuôi con;

    Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi.

    Thân! (D)

     

    CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN.

    Số 156 Lê Đức Thọ (kéo dài), phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

    Email: hasonlaw@gmail.com Website: luathason.com

    Điện thoại: 0169.364.9999

     
    Báo quản trị |  
  • #231346   05/12/2012

    thamtutu90vn
    thamtutu90vn

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2012
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Chào anh!

    Với sự việc của anh tôi thấy ý kiến của luật sư  là chưa chính xác vì với trường hợp của anh vợ cũ anh không hề có bất cứ hành động nào ngăn cản anh đến thăm con cả,mà chỉ làm cho con anh sợ phải gặp bố, hoặc nhận quà từ bố nên không thể nhờ tòa can thiệp việc này được. Với trường hợp của anh có hai cách:

    Thứ nhất, anh có thể gặp trực tiếp vợ cũ để nói chuyện để cô ấy trên khía cạnh tình cảm, và cũng là vì con để cô ấy sẽ không có những hành động nhằm làm cho cháu bé sợ gặp bố hay nhận quà từ bố.

    Thứ hai, anh có thể nhờ tòa giải quyết việc thay đổi quyền nuôi con như bạn luathason đã nói ở trên.

    Chúc anh thành công.

    Sống để trở thành một phần của pháp luật

     
    Báo quản trị |  
  • #325872   30/05/2014

    luatsuhaily
    luatsuhaily

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2012
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 712
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Kính gửi anh Thanhtran385

    Tôi cũng là bà mẹ, đọc bài của anh mà rơi nước mắt. Tình cảm bố con, mẹ con hãy để nó phát triển tự nhiên, dù sao anh cúng là bố đứa trẻ, đó là sự thật không thể thay đổi, cô ấy không nên hành xử như vậy.

    Anh vẫn nen thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng và dành thời gian để vui chơi với cháu. Tình cảm tự nhiên, chân thành, cháu sẽ hiểu chứ anh không nên lo vì mẹ cháu mà cháu có suy nghĩ sai lệch về anh.

    Theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con, không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Căn cứ Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình thì:

    "Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau:

    Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau".

    Như vậy, nếu vợ anh cố tinh ngăn cản việc thăm nuôi con của anh, không cho anh tiếp xúc với con, không cho con nhận quà, mặc quần áo của bố là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính với mức từ 100.000 đến 300.000đồng. Anh có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an hoặc Chủ tịch UBND xã, phường nơi cháu ở.

    Anh cũng nên thông qua những người có tiếng nói với mẹ bé để giải thích cho mẹ cháu hiểu. Nếu cuộc sống cháu không tốt, không đảm bảo quyền lợi thì anh có quyền đề nghị Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Trân trọng.

    Luật sư Vũ Hải Lý, 0978.196826, tuvanluatlaodong.com.

    Công ty Luật TNHH Đại Việt-Văn phòng công chứng Đại Việt, Địa chỉ: P207, 411, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội (địa chỉ cũ 335 Kim Mã)

    Điện thoại: (84-4) 3747 8888, 118. Fax: (84-4) 3747396

    Email: haily@luatdaiviet.vn,

    Website: www.luatdaiviet.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #325975   31/05/2014

    luathuythanh
    luathuythanh
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2014
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 3619
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 171 lần


    Chào bạn.

    Theo quy định tại điều 27, Điều 33, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu thay đổi người nuôi con. Để tòa án có thể chấp nhận yêu cầu cầu, bạn cần phải có bằng chứng chứng minh việc nuôi con của mẹ là không đảm bảo cả về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con được tốt nhất.

    Về thủ tục khởi kiện, như vụ các vụ các dân sự thông thương khác, bạn cần làm đơn khởi kiện theo mẫu quy định, kèm theo các tài liệu chứng cứ liên quan như bản án ly hôn có hiệu lực, giấy tờ nhân thân của bạn, vợ cũ, con bạn, các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu và nộp tại Tòa án nhân dân nơi vợi bạn đang cư trú.

    Nếu cần tham khảo thêm bất cứ vấn đề gì, bạn có thể trực tiếp liên hệ với tôi để được tư vấn.

    Cảm ơn bạn.

    Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

    Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

    Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

    Email: luat.huythanh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Lê Văn Hoan

Trưởng VPLS Lê Văn

131 đường Thống Nhất, P. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. HCM

ĐT: 08 38960 937; 0909886635; email:lvhoan@gmail.com