Chào bạn, trường hợp của bạn tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Do bố bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế đo bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651, BLDS 2015.
" Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Trong trường hợp bạn muốn làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế và sang tên cho mình quyền sử dụng đất trên thì phải được sự đồng ý của tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Tuy nhiên, theo thông tin bạn cho biết thì nếu trong trường hợp mẹ bạn đang mất năng lực hành vi dân sự thì trước tiên bạn phải tiến hành thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố mẹ bạn khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc mất năng lực hành vi dân sư căn cứ theo Điều 22, Điều 23 BLDS 2015
" Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện."
Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ."
Khi đó, người đại diện theo pháp luật của mẹ bạn là người thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất mà mẹ bạn được hưởng, tuy nhiên mọi giao dịch do người đại diện của mẹ bạn thực hiện phải vì lợi ích của mẹ bạn.
Trân trọng!
Để được tư vấn pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ Ms. Trang: 01682742583