Hợp đồng bảo đảm tiền vay

Chủ đề   RSS   
  • #278078 27/07/2013

    NHNNSonLa

    Male
    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2009
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hợp đồng bảo đảm tiền vay

    DNTN A chủ DN là anh B, DN A vay Ngân hàng thế chấp bằng bìa đỏ mang tên anh B, Ngân hàng lập hợp đồng thế chấp trong đó bên nhận thế chấp là Ngân hàng bên thế chấp là anh B, bên vay vốn là DN A, xin hỏi Ngân hàng lập hợp đồng này có trái với quy định tại điều 144 luật dân sự không ?
     
    8420 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #278394   30/07/2013

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Chủ DNTN đại diện cho DNTN trong hoạt động của doanh nghiệp đó, ngoài ra người này cũng có quyền và nghĩa vụ của mình trong cuộc sống, phù hợp với quy định pháp luật. Vì vậy, trường tài sản phân định rõ ràng thì giao dịch đó là không trái pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng là bên nhận tài sản bảo đảm và họ có ban pháp chế riêng, nắm vững pháp luật nên bạn không cần phải quá bận tâm.

     

    Trân trọng! 

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #311966   02/03/2014

    porsche
    porsche

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2012
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Hợp đồng này là hợp đồng bị vô hiệu , vì đây là hợp đồng Bảo Lãnh chứ không phải hợp đồng Thế Chấp , nguy cơ ngân hàng mất tiền là rất cao nếu bạn bị 1 bên thứ ba kiện và bị thi hành án .

     
    Báo quản trị |  
  • #316302   02/04/2014

    yuanping
    yuanping

    Male
    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 241
    Được cảm ơn 6 lần


    Coi Luật cho kỹ rồi lên trả lời cho người ta, trả lời lung tung! Porsche

    DNTN A không phải là pháp nhân nên ông B (chủ DNTN A) chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ đối với ngân hàng

     
    Báo quản trị |  
  • #316762   04/04/2014

    porsche
    porsche

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2012
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    yuanping viết:

    Coi Luật cho kỹ rồi lên trả lời cho người ta, trả lời lung tung! Porsche

    DNTN A không phải là pháp nhân nên ông B (chủ DNTN A) chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ đối với ngân hàng

    Đọclại quy định của luật thế nào là HD thế chấp , thế nào là hợp đồng bảo lãnh nha bạn . Koi chừng chết oan đó .

     
    Báo quản trị |  
  • #316408   03/04/2014

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn,

    DNTN A không có tư cách pháp nhận, tuy nhiên, B là người đại diện theo pháp luật của DN trên, ngoài ra B còn có tư cách cá nhân để tham gia các giao dịch.

    Căn cứ Khoản 5 Điều 144 Luật Dân sự: 

    "Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."

    Về vấn đề hợp đồng thế chấp hay bảo lãnh sẽ không được đề cập đến trong bài tư vấn này vì căn bản, phải có hợp đồng, kiểm duyệt nội dung hợp đồng mới có thể xác định đó là hợp đồng gì.

    Theo như tình huống trên: B là người đại diện theo pháp luật của DNTN A, đại diện cho DN ký kết hợp đồng vay (bên vay, bên thứ 3); đồng thời B với tư cách cá nhân, thế chấp tài sản (bên thế chấp 2) cho ngân hàng (bên nhận thế chấp 1)

    Theo điều luật trên, hợp đồng này vô hiệu do trái pháp luật.

    Mặc dù, tất cả các ngân hàng hiện nay, đều có ban pháp chế với đội ngũ luật sư, cử nhân luật rất lớn, nhưng trong trường hợp này, ngân hàng soạn thảo hợp đồng này thì phải xem xét lại vấn đề về chủ thể trong hợp để tránh thiệt hại không đáng có xảy ra.

    Mọi thắc mắc xin liên hệ để được tư vấn thêm.

    Chúc bạn có ngày làm việc tốt lành.

    Thân !

     

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com