Đối với trường hợp của bạn, bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án tuyên án không bị kháng cáo, kháng nghị nên đã có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, bản án,quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã có hiệu lực vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 327 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về việc phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:"1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm" hoặc Điều 355 Bộ luật này quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau: "Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 của Bộ luật này".
Theo đó, trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó hoặc phát hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi căn bản nội dung trong bản án, quyết định thì các đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị là Chánh án Tòa án nhân cấp cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 332 và Điều 354 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật như sau:
“Điều 332. Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
1. Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc hoãn thi hành bản án, quyết định được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
2. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
“Điều 354. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
...
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
3. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.”
Nếu người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án như chúng tôi đã phân tích ở trên có yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật ra quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định thì tất cả các vấn đề liên quan đến giao dịch nhà đất trên trong thời gian tạm hoãn hoặc tạm đình chỉ đó cũng phải được tạm ngừng thực hiện. Nên bạn sẽ phải đợi đến khi có quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.