Đất do người chồng bán, chồng mất người vợ lại đòi lại

Chủ đề   RSS   
  • #604217 24/07/2023

    lieutran96

    Sơ sinh

    Vietnam --> Gia Lai
    Tham gia:24/07/2023
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Đất do người chồng bán, chồng mất người vợ lại đòi lại

    Xin chào luật sư, nhờ luật sư giải đáp giúp em ạ.

    Vào năm 2011 gia đình em có mua mảnh đất với diện tích 2806m2, vào thời điểm đó hai bên chỉ viết giấy sang nhượng đất có ký nhận 2 bên và ký xác nhận của chủ tịch xã, và giấy xác nhận đã nhận tiền nhưng lúc đó chỉ có người chồng ký bán. Đến năm 2022 người chồng mất, mảnh đất đó do người vợ đứng tên, người vợ đòi lại mảnh đất mà người chồng đã ký bán đó với lý do là khi đó cho gia đình em mượn để trồng cấy. Đòi lại không được người vợ làm đơn kiện lên tòa án nhưng lại khai diện tích là 3000m2. Trong trường hợp này thì bên nào đúng và nên giải quyết như thế nào ạ?

     
    1305 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lieutran96 vì bài viết hữu ích
    admin (29/07/2023) ThanhLongLS (25/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #604243   25/07/2023

    thanhvnhd
    thanhvnhd

    Luật sư địa phương


    Tham gia:10/09/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần
    Lawyer

    Đất do người chồng bán, chồng mất người vợ lại đòi lại

     

    Điều kiện có hiệu lực của chuyển quyền sở hữu đất trước Luật đất đai 2013
     
    Căn cứ Điều 168 Bộ luật Dân sự 2005 của Quốc hội:
     
    “Điều 168. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản
     
    1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
     
    2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
     
    Căn cứ Điều 439 Bộ luật Dân sự 2005:
     
    “Điều 439. Thời điểm chuyển quyền sở hữu
     
    1. Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
     
    2. Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó.”
     
    Căn cứ Điều 692 Bộ luật Dân sự 2005:
     
    “Điều 692. Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất
     
    Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”
     
    Căn cứ khoản 2 Điều 46 Luật Đất đai 2003Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai:
     
    “Điều 46. Đăng ký quyền sử dụng đất
     
    Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
     
    2. Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này;”
     
    Căn cứ khoản 2 Điều 146 Luật Đất đai 2003:
     
    “4. Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất được xác định theo thứ tự đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.”
     
     
    Điều 127. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
     
    1. Việc nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như sau:
     
    a) Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
     
    b) Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
     
    Kết luận
     
    Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
     
    Trả lời
    Như vậy theo các quy định của pháp luật thì thời điểm người mua được quyền sở hữu với mảnh đất trên là thời điểm tiến hành thủ tục sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Còn thời điểm thực hiện hợp đồng mua bán là thời điểm mà hai bên tiến hành xong thủ tục công chứng tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực  hợp lệ của Uỷ ban nhân dân xã…
     
    Trường hợp của bạn là một vấn đề phức tạp và cần được xem xét bởi một chuyên gia luật sư để nhận được lời khuyên chính xác nhất. Tuy nhiên, dựa trên thông tin bạn đã cung cấp, dưới đây là một số quan điểm tổng quát:
     
    1. Pháp lý của thỏa thuận mua bán: Nếu bạn có giấy tờ chứng minh rằng mảnh đất đã được mua bán hợp pháp (giấy sang nhượng đất có ký nhận 2 bên và ký xác nhận của chủ tịch xã), thì nó có thể được sử dụng như một bằng chứng mạnh mẽ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tài liệu được lưu trữ tại UBND có thể chứng minh việc mua bán là hợp pháp, việc người chồng ký bán mà không có sự đồng ý của người vợ có thể tạo ra những vấn đề pháp lý về thời điểm chuyển nhượng, hoàn thành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thời hiệu khởi kiện đòi quyền sử dụng đất.
     
    2. Quyền sở hữu của người vợ: Nếu người vợ đứng tên trên giấy tờ của mảnh đất, thì có thể sẽ có một vấn đề liên quan đến việc cô ấy có quyền pháp lý để đòi lại mảnh đất hay không. Tuy nhiên, nếu mảnh đất đã được bán một cách hợp pháp, điều này có thể không đúng. Đặc biệt bạn có thể kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ đất, Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
     
    3. Yêu cầu của tòa án: Nếu người vợ đã đưa vụ việc lên tòa án, bạn sẽ cần phải trình bày trường hợp của mình trước tòa án. Điều này sẽ bao gồm việc cung cấp tất cả các giấy tờ liên quan và bằng chứng về việc mua bán.
     
    Một lời khuyên khác là bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ một luật sư hoặc cơ quan tư vấn pháp lý chuyên nghiệp. Vấn đề của bạn có thể đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về luật đất đai và pháp lý hợp đồng, cũng như kinh nghiệm trong việc đối mặt với các vấn đề tương tự trong quá khứ.
     
    Hãy nhớ rằng thông tin trên đây chỉ mang tính chất tư vấn khi chưa đầy đủ hồ sơ và không thể thay thế cho lời khuyên pháp lý chuyên nghiệp.
     
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thanhvnhd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/07/2023) xuanuyenle (01/08/2023)
  • #604264   26/07/2023

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (hợp đồng đã chứng thực đối với trường hợp của bạn) còn tương đối phổ biến. Vì một số lý do khác nhau mà bên chuyển nhượng muốn lấy lại quyền sử dụng đất của mình.

    Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015Luật Đất đai 2013, đất chuyển nhượng mà bên chuyển nhượng hoặc người có quyền lợi liên quan muốn “đòi lại” thì vẫn thực hiện được nếu có căn cứ yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu.

    Theo khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc chuyển nhượng nhà đất là tài sản chung của vợ chồng phải có sự đồng ý bằng văn bản. Trường hợp vợ, chồng tự ý chuyển nhượng thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Theo đó, Bán đất khi Vợ/chồng tự ý chuyển nhượng nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng hoặc khi chưa có sự đồng ý của các thành viên hộ gia đình sử dụng đất trong trường hợp này có thể đòi lại đất.

    Tuy nhiên, tại Án lệ 04/2016/AL để công nhận giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng giữa hai bên khi chỉ có người chồng ký tên trong hợp đồng có: “Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất.”

    Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 133  Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.”

    Tất nhiên, khi hợp đồng chuyển nhượng không bị vô hiệu thì một bên vợ/chồng bị ảnh hưởng quyền lợi có thể yêu cầu bên còn lại bồi thường thiệt hại theo đúng quy định pháp luật.

    Có thể thấy, không phải khi nào vợ/chồng tự ý định đoạt tài sản chung thì giao dịch với bên thứ ba cũng bị vô hiệu. Tòa án sẽ công nhận giao dịch chuyển nhượng dựa trên việc xét đến yếu tố người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất không; người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phải là người ngay tình và được bảo vệ theo quy định của pháp luật hay không.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/07/2023)
  • #604269   26/07/2023

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Đất do người chồng bán, chồng mất người vợ lại đòi lại

    Chào bạn,

    Câu hỏi của bạn được luật sư Đào Thị Liên, Công ty Luật TNHH Tiền Phong, đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn như sau:

    1.    Xác định sự việc:

    Gia đình bạn nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp từ năm 2011, có giấy tờ mua bán viết tay và đã thanh toán tiền cho bên bán, gia đình đã nhận đất để canh tác trên thực tế. Tuy nhiên trên giấy tờ mua bán không có chữ ký của vợ bên bán. Nay bên bán đã qua đời, người vợ đòi lại với lý do trước đây cho nhà bạn mượn đất. Diện tích người vợ đòi lại lại lớn hơn diện tích gia đình bạn đã nhận chuyển nhượng trước đó. Bạn mong muốn được tư vấn để giải quyết vấn đề trên.

    2.    Nhận định của luật sư:

    2.1 Về hình thức giao dịch:

    -       Điều 689 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực.

    -       Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký biến động sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai (điều 46 Luật Đất đai 2003).

    Giao dịch của bạn chưa thoả mãn quy định trên.

    2.2 Về chủ thể giao dịch.

    Trong trường hợp đất nông nghiệp gia đình bạn nhận chuyển nhượng là tài sản chung vợ chồng, thì việc chuyển nhượng phải được cả hai bên vợ chồng người bán cùng thống nhất và ký tên vào bản hợp đồng (Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình 2000).

    Nếu là tài sản riêng của người chồng thì chồng có quyền định đoạt (Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2000). Nếu là tài sản riêng thì phải có giấy tờ pháp lý chứng minh, ví dụ: văn bản thoả thuận vợ chồng, hoặc giấy tờ về việc chồng được tặng cho riêng, thừa kế riêng đất nông nghiệp, hoặc tạo lập tài sản trên trước thời điểm kết hôn (chồng có trước hôn nhân) - Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản riêng thì quyền sử dụng đất được coi là tài sản chung.

    Trường hợp đất là tài sản chung thì giao dịch của gia đình bạn bị vô hiệu thêm về chủ thể, vì phần của người vợ được coi là chưa xác lập giao dịch chuyển nhượng với gia đình bạn. Nếu người vợ không đồng ý chuyển nhượng thì phần này phải trả lại cho người vợ và rất khó để đòi lại khoản tiền tương đương với diện tích đất phải trả lại (vì người chồng là người nhận tiền nhưng hiện tại đã chết).

    2.3 Giải quyết giao dịch vô hiệu đối với giao dịch không thoả mãn điều kiện về thủ tục công chứng, chứng thực.

    Khoản 2 Điều 129 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:

    Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực

    Đối với phần đất thuộc tài sản riêng của người chồng, gia đình bạn đã thanh toán đủ tiền, đã nhận quyền sử dụng đất để canh tác, có thể được công nhận giao dịch với phần này khi giải quyết tranh chấp với người vợ.

    2.4 Về diện tích đất đang có vướng mắc

    Như bạn trình bày, người vợ khi đòi đất đã đòi nhiều hơn diện tích gia đình bạn mua từ người chồng. Bạn có quyền bác bỏ yêu cầu này dựa vào số diện tích trên giấy tờ bạn đã mua. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra thực tế xem diện tích đất mình sử dụng có nhiều hơn diện tích đã mua hay không. Để đánh giá về phần diện tích chênh lệch nếu có cũng như để củng cố tài liệu, chứng cứ giải quyết vấn đề vướng mắc giữa gia đình bạn với vợ bên bán đất, bạn nên liên hệ UBND cấp xã xin cung cấp thông tin, tài liệu giấy tờ liên quan đến diện tích đất đã mua. Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, UBND cấp xã hoặc VP ĐK đất đai chi nhánh quận/huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu đất đai cho người yêu cầu. Có tài liệu này, bạn có quyền sử dụng để làm việc với vợ người bán về diện tích.

    3.    Tư vấn của luật sư

    Để giải quyết vấn đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình cũng như để tránh các mâu thuẫn gia tăng không đáng có, gia đình bạn có quyền làm đơn yêu cầu UBND xã nơi có đất tổ chức hội nghị hoà giải tranh chấp đất đai theo quy định tại điều 202, điều 203 Luật Đất đai để giải quyết. Trong các buổi làm việc trên, bạn và gia đình đưa ra nguyện vọng muốn được tiếp tục sử dụng đất cũng như đề nghị xác định chính xác diện tích đất đang có sự không thống nhất. Gia đình bạn nên cung cấp giấy tờ pháp lý liên quan đến việc mua bán, sử dụng đất, chứng từ chuyển tiền để vợ bên bán được xem và UBND cấp xã có cơ sở xem xét tư vấn, hướng dẫn các bên về quyền và nghĩa vụ.

    Căn cứ kết quả hoà giải, nếu hoà giải không thành, gia đình bạn có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất để được pháp luật bảo vệ. Nhiều khả năng gia đình bạn chỉ được xem xét công nhận một phần giao dịch đối với phần đất thuộc quyền sử dụng riêng của người chồng (theo Điều129 Luật Dân sự).

    Thực tế việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó kỹ năng và sự hiểu biết pháp luật của những người tham gia giải quyết tranh chấp rất quan trọng.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư, bạn và gia đình tham chiếu sử dụng. Nếu cần luật sư tư vấn chuyên sâu hơn, bạn vui lòng liên hệ Luật sư Đào Thị Liên, Công ty Luật TNHH Tiền Phong, địa chỉ: Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại luật sư: 091 61626 618.

    Thân chúc bạn và gia đình sớm giải quyết được sự việc trên.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daolienluatsu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/07/2023)
  • #604272   26/07/2023

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Đất do người chồng bán, chồng mất người vợ lại đòi lại

    Chào bạn,

    Câu hỏi của bạn được luật sư Đào Thị Liên, Công ty Luật TNHH Tiền Phong, đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn như sau:

    1.    Xác định sự việc:

    Gia đình bạn nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp từ năm 2011, có giấy tờ mua bán viết tay và đã thanh toán tiền cho bên bán, gia đình đã nhận đất để canh tác trên thực tế. Tuy nhiên trên giấy tờ mua bán không có chữ ký của vợ bên bán. Nay bên bán đã qua đời, người vợ đòi lại với lý do trước đây cho nhà bạn mượn đất. Diện tích người vợ đòi lại lại lớn hơn diện tích gia đình bạn đã nhận chuyển nhượng trước đó. Bạn mong muốn được tư vấn để giải quyết vấn đề trên.

    2.    Nhận định của luật sư:

    2.1 Về hình thức giao dịch:

    -       Điều 689 Luật Dân sự 2005 quy định: giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực.

    -       Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký biến động sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai (điều 46 Luật Đất đai 2003).

    Giao dịch của bạn chưa thoả mãn quy định trên.

    2.2 Về chủ thể giao dịch.

    Trong trường hợp đất nông nghiệp gia đình bạn nhận chuyển nhượng là tài sản chung vợ chồng, thì việc chuyển nhượng phải được cả hai bên vợ chồng người bán cùng thống nhất và ký tên vào bản hợp đồng (Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình 2000).

    Nếu là tài sản riêng của người chồng thì chồng có quyền định đoạt (Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2000). Nếu là tài sản riêng thì phải có giấy tờ pháp lý chứng minh, ví dụ: văn bản thoả thuận vợ chồng, hoặc giấy tờ về việc chồng được tặng cho riêng, thừa kế riêng đất nông nghiệp, hoặc tạo lập tài sản trên trước thời điểm kết hôn (chồng có trước hôn nhân) - Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản riêng thì quyền sử dụng đất được coi là tài sản chung.

    Trường hợp đất là tài sản chung thì giao dịch của gia đình bạn bị vô hiệu thêm về chủ thể, vì phần của người vợ được coi là chưa xác lập giao dịch chuyển nhượng với gia đình bạn. Nếu người vợ không đồng ý chuyển nhượng thì phần này phải trả lại cho người vợ và rất khó để đòi lại khoản tiền tương đương với diện tích đất phải trả lại (vì người chồng là người nhận tiền nhưng hiện tại đã chết).

    2.3 Giải quyết giao dịch vô hiệu đối với giao dịch không thoả mãn điều kiện về thủ tục công chứng, chứng thực.

    Khoản 2 Điều 129 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:

    Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực

    Đối với phần đất thuộc tài sản riêng của người chồng, gia đình bạn đã thanh toán đủ tiền, đã nhận quyền sử dụng đất để canh tác, có thể được công nhận giao dịch với phần này khi giải quyết tranh chấp với người vợ.

    2.4 Về diện tích đất đang có vướng mắc

    Như bạn trình bày, người vợ khi đòi đất đã đòi nhiều hơn diện tích gia đình bạn mua từ người chồng. Bạn có quyền bác bỏ yêu cầu này dựa vào số diện tích trên giấy tờ bạn đã mua. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra thực tế xem diện tích đất mình sử dụng có nhiều hơn diện tích đã mua hay không. Để đánh giá về phần diện tích chênh lệch nếu có cũng như để củng cố tài liệu, chứng cứ giải quyết vấn đề vướng mắc giữa gia đình bạn với vợ bên bán đất, bạn nên liên hệ UBND cấp xã xin cung cấp thông tin, tài liệu giấy tờ liên quan đến diện tích đất đã mua. Căn cứ Khoản 1 Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, UBND cấp xã hoặc VP ĐK đất đai chi nhánh quận/huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu đất đai cho người yêu cầu. Có tài liệu này, bạn có quyền sử dụng để làm việc với vợ người bán về diện tích.

    3.    Tư vấn của luật sư

    Để giải quyết vấn đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình cũng như để tránh các mâu thuẫn gia tăng không đáng có, gia đình bạn có quyền làm đơn yêu cầu UBND xã nơi có đất tổ chức hội nghị hoà giải tranh chấp đất đai theo quy định tại điều 202, điều 203 Luật Đất đai để giải quyết. Trong các buổi làm việc trên, bạn và gia đình đưa ra nguyện vọng muốn được tiếp tục sử dụng đất cũng như đề nghị xác định chính xác diện tích đất đang có sự không thống nhất. Gia đình bạn nên cung cấp giấy tờ pháp lý liên quan đến việc mua bán, sử dụng đất, chứng từ chuyển tiền để vợ bên bán được xem và UBND cấp xã có cơ sở xem xét tư vấn, hướng dẫn các bên về quyền và nghĩa vụ.

    Căn cứ kết quả hoà giải, nếu hoà giải không thành, gia đình bạn có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất để được pháp luật bảo vệ. Nhiều khả năng gia đình bạn chỉ được xem xét công nhận một phần giao dịch đối với phần đất thuộc quyền sử dụng riêng của người chồng (theo Điều129 Luật Dân sự).

    Thực tế việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó kỹ năng và sự hiểu biết pháp luật của những người tham gia giải quyết tranh chấp rất quan trọng.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư, bạn và gia đình tham chiếu sử dụng. Nếu cần luật sư tư vấn chuyên sâu hơn, bạn vui lòng liên hệ Luật sư Đào Thị Liên, Công ty Luật TNHH Tiền Phong, địa chỉ: Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200, đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại luật sư: 091 61626 618.

    Thân chúc bạn và gia đình sớm giải quyết được sự việc trên.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.