Chào em,
Vấn đề em hỏi, Luật Đào Thị Liên tư vấn cho em như sau:
1. Về việc cho mượn sổ: em nên lập văn bản về việc này, theo chị trong văn bản xác nhận người kia cầm sổ của cha em không nên nêu rõ cha em cho mượn sổ để cho người mượn đi vay vốn vì các lý do như chị sẽ phân tích ở điểm 2 dưới đây.
2. Về việc bảo lãnh khoản vay bằng giấy tờ nhà đất: pháp luật hiện nay quy định mọi giao dịch bảo lãnh (người có tài sản đứng ra bảo lãnh cam kết mang tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay của người khác) đều phải công chứng. Mặt khác, luật cũng quy định chỉ có các tổ chức tín dụng mới có chức năng cho vay vốn bằng hình thức nhận thế chấp, bảo lãnh.
Do vậy, các khoản vay ngoài thế chấp bằng sổ đỏ của người khác đều là trái quy định và nếu có tranh chấp sẽ bị coi là vô hiệu.
Như vậy, vấn đề em hỏi và những băn khoăn của em hiện nay của em là làm sao bảo đảm sự an toàn và quyền lợi của cho gia đình đối với nhà đất thì: 1) nên có văn bản xác định rõ về việc sổ đỏ nhà em hiện đang do người khác cầm giữ, thời gian cầm giữ là bao lâu, trách nhiệm của người cầm giữ nếu không trả lại sổ đúng hạn; 2) em cần giám sát trên thực tế để đôn đốc người cầm sổ của gia đình phải thực hiện đúng những nội dung đã thỏa thuận. Ngay khi đến hạn trả mà người cầm sổ vẫn không trả em phải tiến hành các bước tiếp theo một cách quyết liệt: báo chính quyền, báo công an... để nhờ can thiệp.
Nếu em còn băn khoăn hay cần hỗ trợ thêm, vui lòng gọi về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4//3 luật sư của Luật Tiền Phong sẽ trợ giúp cho em.
Chúc em và gia đình sức khỏe.
Trân trọng./.