Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi, luật sư Đào Thị Liên - Công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:
1. Quyền thừa kế tài sản:
Trong trường hợp người để lại di sản chết mà không có di chúc thì những người sau đây được hưởng thừa kế:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”
(Điều 676 Bộ Luật Dân sự. Người thừa kế theo pháp luật)
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, nếu cha bạn có vợ và con (hợp pháp) khác thì những người này cũng có quyền thừa kế tài sản (là ½ nhà đất).
Căn cứ các giấy tờ nhân thân của họ (nếu bạn có) bạn có thể liên hệ với họ để thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế. Pháp luật không bắt buộc bạn phải thu thập đủ các thông tin của các đồng thừa kế khác (khi bạn không có cơ sở để nhận biết) khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Căn cứ vào yêu cầu khai nhận di sản thừa kế, cơ quan chức năng sẽ cho niêm yết công khai tại xã/phường nơi có di sản để những người có quyền/nghĩa vụ liên quan biết.
2. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế:
Bạn có thể tham khảo bài tư vấn về thủ tục khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà tại đây.
Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 04-1088/4/3 để được trợ giúp.
Thân chúc bạn và gia đình sức khỏe.
Trân trọng./.