Bán nhà có Văn bản những người thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #459766 03/07/2017

    ivy414

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 118
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Bán nhà có Văn bản những người thừa kế

    Ba và mẹ mình cùng đứng tên sổ hồng căn nhà, khi ba mình mất thì đã làm Văn bản những người thừa kế ( mẹ mình và 5 người con). Hiện nhà mình muốn bán thì cần thủ tục gì? (có 3 người con đang sinh sống ở nước ngoài nhưng lúc trước mẹ mình đi du lịch có in 1 hợp đồng bán nhà đưa 3 người con này kí thì có dùng được không? Xin cảm ơn.
     
    3972 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463507   02/08/2017

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần
    Lawyer

    Theo thông tin bạn cung cấp, sổ hồng căn nhà đứng tên bố mẹ bạn. Khi bố bạn mất đã làm văn bản những người thừa kế(có thể là di chúc). Và hiện nay nhà bạn đều muốn bán nhà.

     Trường hợp là tài sản chung của bố, mẹ bạn thì về nguyên tắc 1/2 số tài sản đó là của mẹ bạn, phần còn lại là của bố bạn sẽ được chia đều cho những người thừa kế. Do bố bạn mất có để lại di chúc hay không nên chúng tôi cũng không rõ. Trong trường hợp không có di chúc thì toàn bộ di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015:1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

    Như vậy, mẹ bạn và những người thuộc điều luật trên thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Ngoài ra, bạn có đề cập đến văn bản những người thừa kế và hợp đồng bán nhà, nhưng chưa nói rõ văn bản đó(có phải là di chúc hay văn bản khai nhận phân chia thừa kế) đã được công chứng hay chứng thực hay chưa. Do đó, các văn bản này phải được công chứng hay chứng thực (kể cả trường hợp có di chúc) theo quy định tại  Điều 57 Luật Công chứng về Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
    “1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

    Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
    2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
    Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

    ……...”
    Trong nội dung văn bản khai nhận thừa kế, mẹ bạn và những người thừa kế sẽ thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản thừa kế và nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan công chứng. Sau khi nộp đủ hồ sơ, cơ quan công chứng sẽ kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản và UBND cấp xã nơi có bất động sản. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng. Văn bản được công chứng sẽ là căn cứ để để cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho những người được hưởng di sản thừa kế. Và sau khi được chuyển quyền sở hữu nhà thì gia đình bạn mới được bán ngôi nhà đó thông qua sự đồng ý của các đồng sở hữu căn nhà đó. Hoặc để việc mua bán nhà diễn ra đơn giản, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn đó là trong quá trình phân chia di sản, những người thừa kế di sản có quyền thỏa thuận với nhau tặng cho di sản để một mình mẹ bạn hoặc ai đó thuộc hàng thừa kế đứng tên trên ngôi nhà hoặc khai nhận rồi ủy quyền cho một người ở Việt Nam thực hiện giao dịch. Như vậy, khi bán nhà thủ tục sẽ nhanh gọn hơn. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #463620   04/08/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

     

    toanvv viết:

     

    ....................................................

    Trong nội dung văn bản khai nhận thừa kế, mẹ bạn và những người thừa kế sẽ thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản thừa kế ...... Hoặc để việc mua bán nhà diễn ra đơn giản, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn đó là trong quá trình phân chia di sản, những người thừa kế di sản có quyền thỏa thuận với nhau tặng cho di sản để một mình mẹ bạn hoặc ai đó thuộc hàng thừa kế đứng tên trên ngôi nhà hoặc khai nhận rồi ủy quyền cho một người ở Việt Nam thực hiện giao dịch.

     

     

    Chào Luật sư toanvv,

    Luật sư đã nhầm lẫn giữa Văn bản khai nhận di sản thừa kế và Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế. Khoản 1 điều 58 Luật công chứng 2014 qui định trường hợp những người được hưởng di sản theo pháp luật mà thoả thuận với nhau là KHÔNG PHÂN CHIA DI SẢN thì lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế. Nghĩa là trong Văn bản khai nhận di sản thừa kế không thể có nội dung thoả thuận về việc phân chia di sản thừa kế. Trường hợp thoả thuận được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế thì lập Văn bản thoả thuận phân chia di sản và được Công chứng theo qui định tại điều 57 Luật công chứng 2014.

    Nếu lập Văn bản khai nhận di sản thì những người được hưởng di sản cử ra một người đại diện hoặc tất cả đều đứng tên trên GCN từ việc chuyển quyền từ Người để lại di sản sang. Dù với hình thức nào thì nhà đất trong GCN đó cũng là tài sản chung, muốn bán phải có đầy đủ chữ ký của các đồng sỡ hữu và phải thoả mãn một số điều kiện Luật định đối với trường hợp bán tài sản chung.

    Nếu lập Văn bản thoả thuận phân chia di sản, trường hợp tất cả cho tặng cho 1 người thì người đó đứng tên 1 mình trên GCN, nhà đất trở thành tài sản riêng của người đó và người đó được toàn quyền định đoạt theo qui định của Pháp luật. Trường hợp thoả thuận phân chia cho nhiều người thì từng người được chia phải làm GCN riêng cho phần của mình, sau khi có GCN thì từng người tự định đoạt tài sản của mình.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (05/08/2017)
  • #463636   04/08/2017

    nguoinhaque009
    nguoinhaque009

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 361
    Được cảm ơn 10 lần


    ủa sao không thấy bài của ls trantamduc.1973 mà ở ngoài danh sách lại thấy có nhỉ?

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.