Rao mật gấu, bán mật heo là gì? Hành vi này bị xử phạt thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #614662 30/07/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 28342
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 599 lần
    SMod

    Rao mật gấu, bán mật heo là gì? Hành vi này bị xử phạt thế nào?

    Nguồn gốc của câu thành ngữ rao mật gấu, bán mật heo? Người rao mật gấu, bán mật heo bị xử phạt như thế nào? Có truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Rao mật gấu, bán mật heo là gì?

    Câu thành ngữ rao mật gấu, bán mật heo bắt nguồn từ đời sống kinh doanh, buôn bán xưa. Người ta thường sử dụng để chỉ những thương nhân không trung thực, cố tình nâng cao giá trị hàng hóa của mình để thu lợi bất chính. 

    Cụ thể hơn, tại đây ngụ ý rằng người bán hàng đang cố gắng thu hút khách hàng bằng cách nói dối hoặc làm giảm giá trị thực tế của sản phẩm để bán được nhanh chóng trong khi sản phẩm, dịch vụ này lại không đáng giá như lời rao. 

    (2) Rao mật gấu, bán mật heo bị xử phạt như thế nào?

    Như đã có giải thích tại mục (1), có thể hiểu, rao mật gấu, bán mật heo là hành vi quảng cáo sai lệch về sản phẩm, thậm chí là sai lệch hoàn toàn với thực tế, bởi thực tế có nhiều trường hợp quảng cáo nhưng không kiểm tra nội dung, thông tin quảng cáo có đúng sự thật hay không mà chỉ hướng đến lợi nhuận, làm sao để bán được càng nhiều càng tốt.

    Theo đó, tại Khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt cho hành vi này như sau:

    “Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.”

    Có thể thấy, hành vi rao mật gấu, bán mật heo có thể được coi như quảng cáo không đúng với sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, theo đó, người vi phạm trong trường hợp này có thể bị xử phạt từ 60 cho đến 80 triệu đồng.

    Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là xóa bỏ, tháo gỡ, thu hồi sản phẩm, hàng hoá quảng cáo sai sự thật và phải buộc cải chính thông tin, xin lỗi đối với hành vi vi phạm của mình.

    (3) Rao mật gấu, bán mật heo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Rao mật gấu, bán mật heo là hành vi vi phạm pháp luật, theo đó, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính như đã có nêu tại mục (2), thì người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Quảng cáo gian dối theo quy định tại Điều 197 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:

    - Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích những còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 đến 50 triệu đồng, đồng thời, còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Như vậy, đối với hành vi rao mật gấu, bán mật heo mà đã bị xử lý vi phạm hành chính trước đó hoặc đã bị kết án trước đó nhưng chưa được xoá án tích mà vẫn tiếp tục tái phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt cải tạo không giam giữ lên đến 03 năm, phạt tiền từ 05 đến 50 triệu đồng và cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm.

     
    298 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận