Ranh giới tội phạm

Chủ đề   RSS   
  • #409123 09/12/2015

    woonopro

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2015
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 2411
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 107 lần


    Ranh giới tội phạm

    Trong số chúng ta, chẳng ai mong muốn một lần làm tội phạm song đôi khi với những tình huống bất đắc dĩ buộc ta phải có những hành động trong tình thế cấp thiết nhằm phòng vệ chính đáng. Nhưng cái ranh giới giữa phòng vệ và vượt qua vòng vệ lại quá ngắn, để rồi sai một ly đi một dặm.

    Phòng vệ chính đáng – miễn tử kim bài

    Để xác định một hành động có phải là vi phạm pháp luật hay không thì người ta sẽ dựa vào 4 yếu tố cơ bản sau: Hành động xác định của chủ thể, lỗi, trái pháp luật và do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

    Đáng lưu ý nhất trong 4 yếu tố trên là yếu tố lỗi, lỗi sẽ bao gồm lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp; vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin.

    Trong môt số trường hợp lỗi sẽ được loại trừ bất kể người thực hiện hành vi trên là trái theo quy định của pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự sẽ chia làm các trường hợp loại trừ lỗi chủ thể, bao gồm:

    + Tình thế cấp thiết

    + Sự kiện bất ngờ, bất khả kháng

    + Phòng vệ chính đáng

    Trong 3 trường hợp trên thì trường hợp “phòng vệ chính đáng” luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi của dư luận. Phòng vệ chính đáng có thể hiểu rằng một người buộc phải thực hiện một hành vi nhắm chống lại hành vi đang trực tiếp đe dọa tính mạng, sức khỏe... của mình hoặc của người khác

    Nếu chỉ đơn thuần là thế thì chẳng gì đáng nói bởi thực tế cuộc sống luôn trái ngang khi mà vừa đặt ra phòng vệ chính đáng lẫn cái ranh giới của phòng vệ chính đáng. Nếu phòng vệ trong một giới hạn cho phép thì sẽ loại trừ yếu tố “lỗi” nhưng nếu vượt qua quá giới hạn thì sẽ không thể loại trừ “lỗi”, ngược lại bạn sẽ chịu trách nhiệm hình sự.

    Ranh giới quá mong manh

    Khoản 2 Điều 15 đã nhấn mạnh cái ranh giới này: "Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại." và lẽ đương nhiên "Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự".

    Khi nhắc đến ranh giới phòng vệ chính đáng không ít người phải thốt lên câu hỏi: “Vậy khi nào là vượt quá ranh giới”hay “Có tiêu chuẩn để xác định vượt quá ranh giới không?”, câu trả lời là không. Không một điều luật nào trong Bộ luật hình sự quy định cả, nhưng trước giờ các bản án được tuyên đều đã từng có tình tiết “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, vậy ở đâu ra tiêu chuẩn mà các thẩm phán dám tuyên bố thế?

    Đó là do chính mức độ, hậu quả từ hành vi gây ra, ngoài ra còn xét thêm yếu tố động cơ, các yếu tố liên quan khi chủ thể thực hiện hành vi... từ đó mới có được kết luận là chủ thể có vượt quá ranh giới hay không? Song vẫn không thể phủ nhận rằng đây chỉ là quyết định mang tính khách quan, cá thể bởi nó dựa vào cảm tính hơn là một tiêu chuẩn, chuẩn mực. Do đó việc xảy ra các kết luận, phạt tù không đáng có là điều đã xảy ra.

    Đơn cử như trường hợp Đinh Vi Din (SN 1996): vào ngày 24/8/2012, tại Phú Yên, Din đi xe đạp cùng bạn gái, một lúc sau Din thả chân, cả dép xuống đường nhựa gây tiếng ồn khó chịu cho Khi (SN 1987) và Phương (1987). Cả 2 lời qua tiếng lại, Khi và Phương đánh Din, lúc bấy giờ Thọ từ xa chạy lại tiếp tục vả vào mặt và vai Din. Thấy đông người nên Din sợ bỏ chạy, Thọ đuổi theo kịp liền chụp đầu Din, dùng dao đâm Din nhưng hụt, Khi vừa đến liền đạp vào bụng Din, Din vẫn tiếp tục bỏ chạy. Dù Din bỏ chạy nhưng Thọ vẫn đuổi theo, dùng khuỷu tay đánh nhiều cái vào lưng Din, làm dao rớt xuống đường, vừa lúc đó Din cầm lên đâm Thọ hai nhát vào bụng, ngực trái. Sau đó Din đến Công an đầu thú. Kết luận của TAND Tối cao tại Đà Nẵng tuyên Đinh Vi Din 18 tháng tù.

    Trước ví dụ trên ta thấy rằng có những tình huống tưởng chừng không đáng bị phạt, đôi khi họ bị ép đến đường cùng nên phải hành động thiếu suy nghĩ nhưng vẫn bị quy vào tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng. Cái ranh giới ấy thật mong manh và dễ vượt qua. Nhất là khi cái ranh giới ấy dày mỏng còn đều do Thẩm phán quyết định.

    Luật quy định thế nào nếu giết người vươt qua phòng vệ chính đáng

    Nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, đó là lẽ đương nhiên. Điều 96 Bộ luật hình sự 1999 có quy định: Giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm; Giết nhiều người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.

    Bên cạnh đó Điều 106 cũng quy định thêm với tội cố ý gây thương tích, tổn hại cho sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: Khoản 1 điều này nêu: "Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm" và nếu phạm tội với nhiều người sẽ tăng hình phạt lên từ một năm đến ba năm.

    Dẫu ranh giới giữa phạm tội hay không phạm tội do phòng vệ chính đáng quá mong manh, còn mang nhiều yếu tố cảm tính nhưng dù có vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vẫn được xem là tình tiết giảm nhẹ tội.

     
    5816 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận