Bước vào tháng 7 Âm lịch, dân ta quan tâm đến những ngày lễ quan trọng trong tháng như: Rằm tháng 7 (15/7 ÂL), ngày lễ Vu Lan báo hiếu,... Vậy Rằm tháng 7 năm nay rơi vào ngày mấy Dương lịch? Trong ngày lễ này cần cúng những gì, vào giờ nào là tốt? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
Rằm tháng 7 là ngày mấy Dương lịch?
Năm 2024, tháng 7 Âm lịch (tức từ ngày 01/7 - 30/7 Âm lịch) hay theo quan niệm dân gian là tháng cô hồn sẽ từ 04/8 - 02/9 Dương lịch.
Rằm tháng 7 (ngày 15/7 Âm lịch) sẽ rơi vào ngày 18/8 Dương lịch. Đây là một ngày lễ quan trọng của Phật giáo và tín ngưỡng của người Việt. Rằm tháng 7 có nhiều tên gọi khác nhau như Lễ Vu Lan, Lễ Xá Tội Vong Nhân, Lễ Cúng Cô Hồn, hay Tiết Trung Nguyên.
Xem bài viết mới: Năm 2025, những tuổi nào gặp hạn tam tai? Cúng sao giải hạn có phải mê tín?
Bảng sao hạn năm 2025 Ất Tỵ cho các tuổi
Tục giật cô hồn Rằm tháng 7 bắt nguồn từ đâu? Giật cô hồn có vi phạm pháp luật không?
Cách bày mâm cúng Rằm tháng 7 cho công ty
Thiếu tướng Đinh Văn Nơi làm Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ
Đây không chỉ là dịp để báo hiếu cha mẹ mà cũng là ngày xá tội vong nhân (ngày cúng cô hồn) để cầu siêu cho những người đã khuất.
Về mặt tâm linh, khoảng thời gian này được biết đến như khoảng thời gian âm phủ mở cửa, thế nên tháng này mang nhiều nghi thức và tập tục để tưởng nhớ những người thân đã khuất, cầu siêu cho linh hồn họ, thể hiện lòng từ bi với những linh hồn không nơi nương tựa, cầu mong họ được yên bình ở thế giới bên kia, đồng thời cầu cho gia đạo được bình an.
Ngoài ra, với người theo đạo Phật, tháng 7 âm lịch cũng được biết đến là tháng Vu lan - ngày lễ báo hiếu, nhấn mạnh lòng hiếu thảo và tưởng nhớ đến công ơn của cha mẹ, tổ tiên.
Cúng Rằm tháng 7 khi nào? Bao gồm lễ gì?
Lễ cúng Rằm tháng 7 bao gồm cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng chúng sinh (cúng cô hồn). Mỗi lễ cúng có thời gian và cách thức khác nhau, trong đó:
Cúng thần linh: cúng Phật, các vị Thánh Thần có thể diễn ra vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch, nhưng thường được chọn vào ngày rằm (15/7 Âm lịch nhằm 18/8 Dương lịch). Giờ cúng thường là vào buổi sáng hoặc trưa 10-12 giờ.
Cúng gia tiên: cúng tổ tiên, cha mẹ và các bậc sinh thành của mình. Cúng gia tiên thường được làm vào ngày 13/7 Âm lịch (16/8 Dương lịch), nên được thực hiện vào ban ngày 10-12 giờ.
Cúng xá tội vong nhân (cúng chúng sinh, cô hồn): cúng cho những vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng.
Nghi thức này nên được thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn từ 17-19 giờ. Bởi lẽ, theo quan niệm dân gian, các cô hồn thường sợ ánh sáng, bắt đầu cúng khi tắt nắng thì họ dễ nhận được đồ mà các gia đình cúng.
Lưu ý: khi cúng chúng sinh vào Rằm tháng 7, phải đặt mâm cỗ ở ngoài sân, ngoài đường, tuyệt đối không đặt ở bậu cửa.
Dù chọn giờ nào thì việc cúng chúng sinh phải được thực hiện trước 12 giờ ngày 15/7 Âm lịch (tức 18/8 Dương lịch) vì theo quan niệm dân gian thì sau thời gian đó cửa địa ngục đóng lại. Do đó, cúng chúng sinh Rằm tháng 7 vào ngày nào hoàn toàn phụ thuộc vào từng gia đình, tuy nhiên nên trước thời gian nêu trên.
Cúng Rằm tháng 7 phải có lễ vật gì?
Tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương mà mâm cúng có chuẩn bị các lễ vật khác nhau. Người đọc có thể tham khảo qua hướng dẫn dưới đây:
Mâm cúng thường bao gồm các món ăn truyền thống, trái cây và các vật dụng như giấy tiền, vàng mã.
Mâm cúng Phật: Đối với những gia đình theo đạo Phật, rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ.
Vào ngày lễ Vu Lan, các gia đình chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Mâm cúng thần linh và gia tiên: thường là mâm cỗ mặn có đủ các món như: xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho…
Mâm cúng chúng sinh (cô hồn) ngoài trời: Muối, gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hoa quả (5 loại 5 màu);
Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc, các loại bỏng ngô, bánh, kẹo... 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ…
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
- Cháo pha loãng.
- Nước.
- Nhang đèn.
- Trái cây.
- Tiền vàng.
- Gạo, muối.
Kết thúc lễ, gạo, muối được vãi ra sân, đường...
Trên đây là một số cách thức nghi lễ theo quan niệm dân gian mà chúng ta có thể tham khảo. Ngày nay mặc dù nếp sống hiện đại hơn nhưng dân ta vẫn giữ lại một số nét truyền thống được thay đổi cho phù hợp hơn, chẳng hạn nhiều gia đình cũng không còn quá cầu kỳ, có thể chỉ thắp hương, hoa quả, chút lễ mặn như bao rằm thông thường khác, chủ yếu là tấm lòng luôn hướng đến điều tốt đẹp, an lành.
Ngoài ra, người dân cần nhận thức đúng đắn về các nghi lễ, hoạt động thờ cúng thể hiện niềm tin của con người để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng, tránh việc sa đà, bị kẻ xấu lợi dụng vào mê tín dị đoan.
Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính
Mê tín dị đoan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 19 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP. Cụ thể: sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi:
- Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích;
- Ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ;
- Nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm;
- Xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.
Ngoài ra, theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi hoạt động mê tín dị đoan như sau:
Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
Ngoài ra còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi nêu trên).
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Bên cạnh xử phạt vi phạm hành chính, hành vi hoạt động mê tín dị đoan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cụ thể, tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định hình phạt đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp sau:
Dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Làm chết người;
+ Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Xem bài viết mới: Năm 2025, những tuổi nào gặp hạn tam tai? Cúng sao giải hạn có phải mê tín?
Bảng sao hạn năm 2025 Ất Tỵ cho các tuổi
Tục giật cô hồn Rằm tháng 7 bắt nguồn từ đâu? Giật cô hồn có vi phạm pháp luật không?
Cách bày mâm cúng Rằm tháng 7 cho công ty
Thiếu tướng Đinh Văn Nơi làm Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ