Rà soát tất cả trường hợp đã nhập cảnh Việt Nam từ 8/3/2020

Chủ đề   RSS   
  • #541771 24/03/2020

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    Rà soát tất cả trường hợp đã nhập cảnh Việt Nam từ 8/3/2020

     

    (Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện và hoàn thành trước 12 giờ 00 ngày 25/3/2020 việc rà soát tất cả các trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam từ ngày 8/3/2020, yêu cầu cách ly tại nhà, nơi lưu trú, thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe, kịp thời phát hiện các trường hợp mắc bệnh, tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

    Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện ở các nước tiếp tục thực hiện tốt công tác cộng đồng và bảo hộ công dân; vận động người Việt Nam ở nước ngoài không dồn về nước như thời gian qua, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho bản thân và gia đình, tuân thủ các quy định không di chuyển, phòng chống dịch của nước sở tại; hướng dẫn, hỗ trợ, tổng hợp danh sách các trường hợp cụ thể cần về nước vì lý do đặc biệt cần thiết, nhất là đối với học sinh, sinh viên; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải làm việc với các hãng hàng không thu xếp chuyến bay khi các cơ sở cách ly trong nước có thể tiếp nhận thêm, bảo đảm chặt chẽ, an toàn.

    Đó là nội dung Thông báo 122/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 ngày 23/3/2020.

    Thông báo kết luận nêu rõ: Công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn 3 có ý nghĩa quyết định. Các ngành các cấp, cả hệ thống chính trị tiếp tục đề cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch; kiên trì các nguyên tắc: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch, điều trị khỏi.

    UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước, các lực lượng chức năng nhất là quân đội, công an, y tế và các lực lượng khác cần quyết liệt, chặt chẽ hơn trong chỉ đạo, điều hành, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan không kiểm soát.

    Tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết

    Thủ tướng yêu cầu tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết (như: dịch vụ karaoke, mát xa, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, sân vận động,…) để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người, trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ mặt hàng thiết yếu. Hạn chế tối đa việc tập trung đông người tại các đám cưới, đám hiếu.

    Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tổ chức các nghi lễ và hoạt động có tập trung đông người.

    Hạn chế hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tập trung chỉ đạo và có biện pháp kiên quyết, hữu hiệu hạn chế tối đa và giãn cách các chuyến bay vận chuyển hành khách từ nước ngoài vào Việt Nam, kể cả đối với các hãng hàng không nước ngoài. Phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Y tế, Công an để tổ chức các chuyến bay vào Việt Nam bảo đảm không làm quá tải tại các khu cách ly tập trung; hạn chế hạ cánh tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất.

    Thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh trên các phương tiện giao thông công cộng (tàu bay, đường sắt, xe khách, tàu thủy…) theo khuyến cáo của cơ quan y tế.

    Xử lý nghiêm trường hợp không chấp hành cách ly

    Thủ tướng giao các Bộ: Quốc phòng, Y tế và UBND các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia khẩn trương rà soát, bố trí đủ các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn.

    Đồng ý huy động các khách sạn, resort, cơ sở lưu trú làm cơ sở cách ly tập trung có thu phí và ưu tiên cách ly người nước ngoài tại các cơ sở này.

    Cảm ơn và khuyến khích các tổ chức, cá nhân ủng hộ nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch thông qua đầu mối là Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Không nhận hỗ trợ hàng hóa, nhu yếu phẩm tại các cơ sở cách ly tập trung.

    Giao Bộ Quốc phòng tiếp tục điều hành, điều phối việc cách ly tập trung, kể cả các cơ sở cách ly tập trung do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố huy động, bảo đảm an toàn, không lây chéo và bảo đảm cuộc sống cho người được cách ly.

    Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xử lý nghiêm khắc các trường hợp không khai báo, khai báo không đúng, không chấp hành cách ly theo đúng quy định, cần thiết phải điều tra truy tố theo pháp luật.

    Mua trang thiết bị bảo đảm năng lực xét nghiệm

    Bộ Y tế khẩn trương chỉ đạo mua trang thiết bị phương tiện, vật tư, KIT thử, sinh phẩm chẩn đoán (ưu tiên hàng sản xuất trong nước),… bảo đảm năng lực xét nghiệm; tập trung xét nghiệm nhanh, chính xác các trường hợp tại các khu cách ly tập trung, trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh, nghi mắc bệnh trong cộng đồng để cách ly kịp thời. 

    Việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư y tế phòng, chống dịch theo giá thị trường, bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, chống tiêu cực.

    Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương quyết định việc mua sắm khẩu trang y tế, bảo đảm cung cấp đủ cho cơ sở y tế.

    Yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế chỉ cung ứng khẩu trang cho Bộ Y tế và cơ sở y tế. Cơ sở y tế chỉ được phép mua, sử dụng cho đơn vị, nghiêm cấm việc mua và bán cho các đơn vị khác. Trường hợp xử lý các quan hệ quốc tế, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Bộ Y tế thống nhất với Bộ Công Thương để tổ chức sản xuất khẩu trang bảo đảm số lượng, chất lượng, giá cả và kịp thời phục vụ công tác phòng, chống dịch.

    Giao Bộ Tài chính chủ trì thực hiện việc hiệp thương giá theo quy định của pháp luật về giá khi mua sắm khẩu trang y tế và các vật tư, thiết bị phục vụ phòng chống dịch được sản xuất trong nước nhưng chưa được lưu hành rộng rãi trên thị trường (như khẩu trang vải kháng khuẩn, kháng giọt bắn, sinh phẩm chẩn đoán…). Bộ Y tế có trách nhiệm cung cấp danh mục các mặt hàng thực hiện hiệp thương giá.

    Đẩy mạnh truyền thông về biện pháp phòng, chống lây chéo

    Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về các biện pháp phòng, chống lây chéo dịch bệnh trong cộng đồng, thực hiện giãn cách xã hội.

    Trước mắt địa phương sử dụng ngân sách dự phòng để giải quyết kinh phí phòng, chống dịch. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, địa phương tổng hợp tổng thể nhu cầu; trên cơ sở đó giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cấp có thẩm quyền theo quy định xử lý cụ thể để hỗ trợ cho các địa phương khó khăn.

    Bộ Tư pháp nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành một số quy định cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ áp dụng các biện pháp cần thiết như trong tình trạng khẩn cấp.

    Trong thời điểm bùng phát dịch, tất cả các cơ quan, đơn vị tập trung sức lực, đề cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, giải quyết công việc kịp thời, không để chậm trễ ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19./.

    Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

     
    1919 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (24/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #542551   31/03/2020

    bichngoc020318
    bichngoc020318

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2020
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã cung cấp. Những hành động này cho thấy Việt Nam đã có những biện pháp cứng rắn để giảm thiểu các khả năng xâm nhập của Covid-19 vào Việt Nam. Đồng thời còn áp dụng những biện pháp an toàn để tránh lây nhiễm chéo hiện nay.

     
    Báo quản trị |