Ra khỏi xe quên kéo phanh tay dẫn đến va chạm với xe khác, xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #612392 06/06/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 29242
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 626 lần
    SMod

    Ra khỏi xe quên kéo phanh tay dẫn đến va chạm với xe khác, xử lý thế nào?

    Khi dừng, đỗ xe trên đường bộ thì người lái xe cần làm gì? Ra khỏi xe nhưng quên không kéo phanh tay dẫn đến va chạm với xe khác, xử lý thế nào? Gây chết người thì bị xử phạt ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

    (1) Khi dừng, đỗ xe trên đường bộ thì người lái xe cần làm gì?

    Căn cứ Khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về những việc mà phải điều khiển phương tiện cần thực hiện hiện khi dừng, đỗ xe trên đường bộ như sau:

    - Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.

    - Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy. Trường hợp nếu lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.

    - Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó.

    - Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn. Trường hợp xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết.

    - Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.

    - Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái.

    - Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

    Theo đó, khi dừng, đỗ xe trên đường bộ thì người lái xe cần phải tuân thủ theo những quy định nêu trên.

    (2) Ra khỏi xe nhưng quên không kéo phanh tay dẫn đến va chạm với xe khác, xử lý thế nào?

    Căn cứ theo nội dung đã nêu tại mục (1), khi dừng, đỗ xe trên đường bộ người lái xe chỉ được phép dừng, đỗ xe khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, trong đó bao gồm cả việc đã kéo phanh tay.

    Đồng thời, tại Điều 584 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

    - Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ Luật Dân sự 2015 hay luật khác có liên quan quy định khác. 

    - Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 

    - Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định.

    Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại không bao gồm yếu tố lỗi. Nghĩa là trong trường hợp này, chiếc xe tự di chuyển do lỗi của tài xế là quên kéo/chưa kéo hết phanh tay khi đỗ xe hay kể cả do lỗi kỹ thuật của xe thì vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường trong vụ việc.

    (3) Trường hợp không kéo phanh tay làm xe trôi gây chết người thì bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông như sau:

    “1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

    …”

    Như vậy, trường hợp người lái xe không thực hiện kéo thắng tay dẫn đến xe trôi tự do là hành vi thực hiện không đúng các thao tác để tạo nên sự an toàn khi tham gia giao thông dẫn đến tai nạn chết người. Theo đó, trường hợp này có thể bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

     
    311 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận