Quỵt nợ như thế này có thể kiện với tội "chiếm đoạt tài sản" không?

Chủ đề   RSS   
  • #155988 17/12/2011

    Dung00074

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Quỵt nợ như thế này có thể kiện với tội "chiếm đoạt tài sản" không?

    Năm 2009 tôi và một vài người thân (anh em) có cho 1 người quen vay với số tiền tổng cộng là 12 tỷ, trong đó riêng của tôi là 4 tỷ. Hiện nay người này đã mất khả năng chi trả mà theo tôi được biết là do chơi lô đề. Khi cho vay giữa chúng tôi và người đó chỉ có giấy biên nhận viết tay. Liệu bây giờ chúng tôi có kiện được người đó không? Người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay dân sự? hiện nay người đó vẫn còn tài sản là 2 ngôi nhà (của cả 2 vợ chồng người đó), nhưng khi cho vay chúng tôi chỉ giao dịch với người vợ, thì bây giờ nếu ra tòa thì liệu những tài sản (2 ngôi nhà) đứng tên vợ chồng người đó có bị kê biên để hoàn trả lại tài sản của chúng tôi hay không? Hiện nay gia đình chúng tôi cũng phải lâm vào cảnh rất bi đát vì nếu không đòi được thì cũng phải bán nhà bán cửa.

    Rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các vị! Xin cảm ơn.
     
    7051 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #156022   17/12/2011

    manh_lawyer
    manh_lawyer
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2011
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 877
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    Tôi xin tư vấn cụ thể như sau:
    1. Để xác định quan hệ trên là quan hệ pháp luật hs hay quan hệ pháp luật dân sự cần căn cứ vào mục đích của người vay tiền bạn. Nếu có căn cứ xác định là họ có mục đích chiếm đoạt thì là quan hệ pl hình sự, nếu ko thì quan hệ dân sự. Cần làm dõ vấn đề hơn.
    2.  nếu giấy vay tieefnn có chữ ký cả 2 vợ chông thì là khoản nợ của cả 2. Nếu chỉ có 1 trong 2 chữ ký thì cần xác định việc vay nợ đó có nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình hay không nếu phục vụ cho mục đích gi đình thì là khoản nợ chung theo quy định tại: 

    Điều 25 - Luật HN và GĐ. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện

    Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
    Nếu không phục vụ mục đích trên là khoản nợ riêng của cá nhân.
    3. Về thời hạn khởi kiện được xác định là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm (ngày vay nợ đến hạn mà bên vay  không trả). Do vậy gia đình bạn cần nhanh chóng làm đơn khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu hết thời hiệu khởi kiện gia đình bạn ko thể đòi được nữa.
    Chúc gia đình bạn may mắn. Thân chào

    Tư vấn pháp luật miễn phí

    Mr: Mạnh

    Tell: 0986.739.919

    Ym: manhlawyer07@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn manh_lawyer vì bài viết hữu ích
    Dung00074 (17/12/2011) thomlaw (19/12/2011)
  • #158915   03/01/2012

    Dung00074
    Dung00074

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/12/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Hiện nay con nợ đã bỏ trốn khỏi địa phương và không thể liên lạc được nữa. Tôi và những người thân đã viết đơn gửi lên cơ quan CA. Nhưng vấn đề hiện giờ là khi chúng tôi tới nhà đòi nợ thì người chồng của con nợ kêu hoàn toàn không liên quan vì những việc vay nợ của vợ hắn không biết, cũng không có chữ ký nên giờ đi mà tìm vợ hắn mà đòi. Hắn còn bảo chính hắn cũng bị vợ lừa và đem 2 ngôi nhà đi thế chấp ngân hàng để lấy tiền chơi cờ bạc. Liệu bây giờ cơ quan công an có kê biên được những ngôi nhà đó để đền bù thiệt hại cho chúng tôi không? Còn chồng của con nợ thì sẽ bị xử lý như thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #159121   04/01/2012

    manh_lawyer
    manh_lawyer
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2011
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 877
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    Chào bạn. Vấn đề của bạn Tôi xin tư vấn bổ sung như sau:
    1. Trách nhiệm hình sự 
    Vấn đề cần xác định chính xác việc sử dụng tiền vào mục đích gì. Nếu là dùng vào việc bất hợp pháp như lô đề... thì đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Trường hợp tuy không dùng vào việc bất hợp pháp nhưng vay nợ sau đó bỏ trốn cũng đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
         Do vậy trường hợp bạn nêu tôi đã có đủ cơ sở xác định là đủ yếu tố cầu thành tội pham. Cụ thể là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (phụ thuộc vào mục đích chiếm đoạt có trước hay có sau khi việc chuyển giao tài sản).

    Điều 140.  Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

      a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

      b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm;

    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    2. Về trách nhiệm dân sự:
    - Đây là tài sản chung của vợ chồng do vậy mỗi vợ chồng có quyền đối với 1/2 khối tài sản trên.
    - Do xác định đây chỉ là vay nợ cá nhân của người vợ nên chỉ có thể kê biên 1/2 khối tài sản thuộc quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của người vợ để đảm bảo thi hành án.
    Chú ý: Bạn cần yêu cầu bên công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can và đề nghị kê biên khối tài sản trên để phong tỏa tài sản nhằm tránh sự tẩu tán tài san.
    Chúc bạn bảo vệ được quyền lợi của mình. Thân mến

    Tư vấn pháp luật miễn phí

    Mr: Mạnh

    Tell: 0986.739.919

    Ym: manhlawyer07@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn manh_lawyer vì bài viết hữu ích
    khuyen_lawyer (04/01/2012)