Quyết định xét xử giám đốc thẩm vụ án kinh tế tranh chấp hợp đồng kinh tế giao nhận thầu nuôi thả cá tại hồ điều hoà Yên Sở

Chủ đề   RSS   
  • #264217 25/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Quyết định xét xử giám đốc thẩm vụ án kinh tế tranh chấp hợp đồng kinh tế giao nhận thầu nuôi thả cá tại hồ điều hoà Yên Sở

    Số hiệu

    07/2003/HĐTP-KT

    Tiêu đề

    Quyết định xét xử giám đốc thẩm vụ án kinh tế tranh chấp hợp đồng kinh tế giao nhận thầu nuôi thả cá tại hồ điều hoà Yên Sở

    Ngày ban hành

    29/05/2003

    Cấp xét xử

    Giám đốc thẩm

    Lĩnh vực

    Kinh tế

     

    QUYẾT ĐỊNH SỐ07/2003/HĐTP-KT NGÀY 29-05-2003
    VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG NUÔI THẢ CÁ

    HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
    ......................

    Tại phiên toà ngày 29-05-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án kinh tế tranh chấp hợp đồng kinh tế giao nhận thầu nuôi thả cá tại hồ điều hoà Yên Sở giữa các đương sự:

    Nguyên đơn: Hợp tác xã Thương Binh 19-12

    Địa chỉ: Sở Thượng, Yên Sở, Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

    Bị đơn: Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

    NHẬN THẤY

    Ngày 21-09-1999 giữa Ban Quản lý theo dõi nuôi thả cá tại hồ điều hoà Yên Sở (gọi tắt là bên A) do ông Trần Viễn, Trưởng ban làm đại diện và Hợp tác xã thương binh 19-12 (gọi tắt là bên B) do ông Trịnh Cao Tuấn, Chủ nhiệm Hợp tác xã làm đại diện đã cùng nhau ký kết hợp đồng kinh tế số 01- HĐ- KT về việc giao nhận thầu nuôi thả cá tại hồ điều hoà Yên Sở với nội dung như sau:

    Bên A giao cho bên B nuôi thả cá tại hồ điều hoà Yên Sở với diện tích mặt hồ là 43 ha theo đúng quy định số405/QĐ-UB ngày 05-08-1999 của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì trong thời gian 5 năm từ ngày 22-09-1999 đến ngày 22-09-2004. Giá trị của hợp đồng kinh tế là 50,3 tấn cá/ năm. Phương thức và điều kiện thanh toán: Bằng tiền mặt theo sản lượng đã bỏ thầu và được quy ra thóc là 1 kg cá = 2,5 kg thóc. Giá thóc được tính theo giá tiền thóc nộp thuế nông nghiệp tại thời điểm thanh toán. Thời điểm thanh toán một năm chia thành 2 đợt:

    Đợt 1: Trong tháng 6 nộp 40% sản lượng cả năm.

    Đợt 2: Trong tháng 12 nộp 60%.

    Nếu nộp chậm phải chịu lãi suất tiền gửi ngân hàng tại thời điểm đó, nhưng không quá 30 ngày. Quá hẹn sẽ bị khấu trừ vào số tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bị đơn phương chấm dứt hợp đồng. Mọi chi phí phục vụ việc nuôi thả do bên B chịu. Trước khi ký kết hợp đồng, bên B phải nộp số tiền bảo lãnh 200 triệu đồng vào tài khoản bên A. Tiền lãi gửi ngân hàng được trả cho bên B.

    Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến khi thanh lý hợp đồng.

    Ngày 22-09-1999 Hợp tác xã thương binh 19-12 nộp 200 triệu đồng vào tài khoản của bên A tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì.

    Ngày 22-09-1999 Hợp tác xã thương binh 19-12 ký cam kết với Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì nếu giao hồ chậm thì Hợp tác xã không thắc mắc, không đề nghị giảm sản lượng cá.

    Tuy nhiên, do có khiếu kiện của một số người dân sở tại, nên việc bàn giao hồ không thực hiện được. Ngày 20-12-1999 Ban Quản lý nuôi thả cá yêu cầu Hợp tác xã rút tiền bảo lãnh 200 triệu đồng, nhưng Hợp tác xã không chấp nhận vì cho rằng hợp đồng không có tranh chấp.

    Trong thời gian từ 12-1999 đến 08-2000 Hợp tác xã có nhiều công văn yêu cầu Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì giao mặt bằng cho Hợp tác xã nhưng không có kết quả.

    Ngày 08-08-2000 Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì ra Quyết định số803/QĐ- UB bãi bỏ Quy định số 405 về nuôi thả cá hồ Yên Sở và Quyết định số 503 ngày 24-08-1999 về phê duyệt kết quả đấu thầu.

    Ngày 01-02-2001 Hợp tác xã thương binh 19-12 có đơn khởi kiện đối với Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì tới Toà Kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.

    Ngày 12-03-2001 Toà Kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hà Nội lập biên bản làm việc với Hợp tác xã yêu cầu hai bên tiến hành bàn bạc và đi đến thanh lý hợp đồng đã ký.

    Ngày 07-08-2001 Toà Kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý vụ án.

    Tại Bản án kinh tế sơ thẩm số 31/KTST ngày 21-09-2001 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định:

    - Chấp nhận yêu cầu của Hợp tác xã thương binh 19-12 đòi Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì bồi thường thiệt hại và phạt 12% giá trị hợp đồng, cụ thể là:

    1- Bồi thường thiệt hại:

    + Tổn thất ngư cụ: 8.000.000 đồng

    + Công tác phí: 4.500.000 đồng

    + Lãi của 200 triệu đồng: 38.878.000 đồng

    + Cá giống + thức ăn + chăm sóc và bảo vệ: 98.180.000 đồng.

    + Tiền thuê xưởng cá: 103.386.000 đồng.

    2- Tiền phạt hợp đồng: 5 năm x 50,3 tấn/năm x 2,5 kg thóc x 1.800 đồng/kg = 135.810.000 đồng.

    Tổng cộng: 395.876.400 đồng.

    Án phí: Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì phải nộp 14.878.292 đồng án phí kinh tế sơ thẩm.

    Ngày 25-09-2001 Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì có đơn kháng cáo.

    Tại Bản án kinh tế phúc thẩm số 75 ngày 08-05-2002 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:

    Sửa lại một phần Bản án sơ thẩm: Tiền phạt vi phạm hợp đồng từ 12% xuống 6% thành tiền 67.905.000 đồng. Còn các quyết định khác giữ nguyên.

    Sau khi vụ án được xét xử phúc thẩm, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì có nhiều khiếu nại đề nghị xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

    Ngày 18-10-2002 Công an huyện Thanh Trì có Công văn số145/CV-CATT gửi Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phản ánh về việc một số công dân (ông Vũ Xuân Toàn xã viên Hợp tác xã thương binh 19-12, ông Trịnh Cao Tuấn, nguyên Chủ nhiệm hợp tác xã 19-12) có đơn tố giác với Công an huyện Thanh Trì là ông Cao Văn Thìn, Chủ nhiệm Hợp tác xã thương binh 19-12 lập các chứng từ, hoá đơn giả đã xuất trình với Toà án nhân dân thành phố Hà Nội làm căn cứ để buộc Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì bồi thường cho Hợp tác xã Thương Binh 19-12. Đồng thời, Công an huyện Thanh Trì xin mượn một số chứng từ, hoá đơn đó để giám định phục vụ cho vụ án hình sự.

    Ngày 18-11-2002 Phòng kỹ thuật hình sự Công an thành phố Hà Nội có kết luận giám định số 973- KTHS cho thấy:

    Các phiếu chi tiền số 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 (ký hiệu A1- A9) so với chữ ký mẫu thì không phải của bà Làn, thủ quỹ xuất tiền v.v...; kết hợp với biên bản lời khai của đương sự của Công an huyện Thanh Trì thì không có việc Hợp tác xã Thương Binh 19-12 mua các ngư lưới cụ, thuyền, cá chết và thuê xưởng cá, do đó không có thiệt hại xảy ra.

    Tại Kháng nghị số 12-2002/KT- TK ngày 19-12-2002 đối với Bản án kinh tế phúc thẩm số 75 ngày 08-05-2002 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội, Chánh án Toà án nhân dân tối cao nhận định:

    1- Về khoản tiền lãi của 200 triệu đồng.

    Tại Hợp đồng kinh tế số 01- HĐKT ngày 21-09-1999 giữa Ban Quản lý theo dõi nuôi thả cá thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì và Hợp tác xã thương binh 19-12, các bên đã thoả thuận trước khi ký kết hợp đồng bên trúng thầu (Hợp tác xã thương binh 19-12) phải nộp số tiền bão lãnh thực hiện hợp đồng là 200.000.000 đồng vào tài khoản của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì. Tiền lãi gửi Ngân hàng này được trả cho người nhận thầu (là Hợp tác xã thương binh 19-12). Khi hợp đồng kinh tế này không được thực hiện, ngày 22-08-2001 Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì đã trả cho Hợp tác xã thương binh 19-12 số tiền là 207.122.000 đồng (bao gồm tiền gốc là 200.000.000 đồng và tiền lãi là 7.122.000 đồng, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc UBND huyện Thanh Trì trả lãi của số tiền 200.000.000 đồng là số tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thành tiền là 38.878.000 đồng cho Hợp tác xã thương binh 19-12 là không đúng.

    2- Về khoản tiền phạt do đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng.

    Ngày 08-8-2000 Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì ra Quyết định số803/QĐ-UB bãi bỏ Quyết định số405/QĐ-UB ngày 05-08-1999 quy định về nuôi thả cá tại hồ điều hoà Yên Sở và Quyết định số563/QĐ- UB ngày 24-08-1999 về việc phê duyệt kết quả đấu thầu nuôi thả cá tại hồ điều hoà Yên Sở dẫn đến hợp đồng kinh tế về nhận thầu nuôi thả cá nêu trên không thực hiện được. Việc ra Quyết định số803/QĐ- UB nêu trên của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì là theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và do việc khiếu kiện của nhân dân địa phương, nên việc không giao được mặt nước hồ thả cá cho Hợp tác xã thương binh 19-12 không phải do lỗi chủ quan của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, do đó việc Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm phạt Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký là không đúng.

    3- Về bồi thường thiệt hại do đơn phương đình chỉ hợp đồng.

    Việc Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm buộc Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho Hợp tác xã thương binh 19-12 trên cơ sở các tài liệu chứng cứ do Hợp tác xã thương binh 19-12 cung cấp cho Toà án, các tài liệu này chưa được kiểm chứng; nay Công an huyện Thanh Trì trong quá trình điều tra vụ án hình sự thông báo cho Toà án nhân dân tối cao thì Hợp tác xã thương binh 19-12 chưa chuẩn bị gì để triển khai thực hiện hợp đồng nuôi thả cá nói trên nên không có thiệt hại xẩy ra, các tài liệu mà Hợp tác xã thương binh 19-12 xuất trình cho Toà án đã được Phòng khoa học hình sự Công an thành phố Hà Nội kết luận tại Công văn số973/KT- HS ngày 18-11-2002 là những tài liệu giả. Những vấn đề này cần được xác minh làm rõ.

    Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ Bản án kinh tế phúc thẩm nêu trên theo hướng đã được phân tích trong bản kháng nghị.

    Tại Kết luận số06/KL- KT ngày 06-03-2003 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng số tiền 200.000.000 đồng mà Hợp tác xã thương binh 19-12 nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ ngày 22-09-1999 đến ngày 22-08-2001 Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì mới trả lại cho hợp tác xã thương binh 19-12, do đó Hợp tác xã thương binh 19-12 phải được hưởng lãi suất tiết kiệm từ thời điểm nộp tiền đến khi nhận lại tiền.

    Mặt khác, trước khi Toà án nhân dân tối cao ban hành Kháng nghị thì Công an huyện Thanh Trì đã có Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 195 ngày 16-07-2002 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, Toà án nhân dân tối cao cần căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án kinh tế, chờ kết quả giải quyết vụ án hình sự nhằm tránh việc giải quyết chồng chéo giữa tố tụng hình sự và tố tụng kinh tế.

    Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án kinh tế nêu trên, chờ kết quả giải quyết vụ án hình sự.

    XÉT THẤY

    1. Theo quy định tại Điều 80 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm không có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án kinh tế theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Do đó, không có căn cứ để chấp nhận ý kiến nêu trong bản kết luận của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc Hội đồng Thẩm phán quyết định tạm đình chỉ vụ án.

    2. Về khoản tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng:

    Số tiền bảo lãnh 200.000.000 đồng được gửi Ngân hàng và hai bên đã thoả thuận tại hợp đồng tiền lãi gửi Ngân hàng (tiền bảo lãnh) được trả cho bên nhận thầu (Hợp tác xã thương binh 19-12). Do đó, hợp tác xã thương binh 19-12 được nhận khoản tiền lãi này.

    Mặt khác, khi hợp đồng không thực hiện được, ngày 20-12-1999 Phòng kinh tế huyện Thanh Trì đã mời Hợp tác xã thương binh 19-12 tới nhận lại toàn bộ tiền bảo lãnh, nhưng Hợp tác xã thương binh 19-12 không đồng ý, mà tới ngày 22-8-2001 mới nhận lại. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì đã trả lại Hợp tác xã thương binh 19-12 toàn bộ số tiền 200.000.000 đồng và tiền lãi là 7.122.000 đồng. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì không sử dụng số tiền này nên Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm buộc Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì phải trả cho Hợp tác xã thương binh 19-12 lãi suất 1% với thời hạn 23 tháng là không đúng.

    3. Về phạt do vi phạm hợp đồng:

    Trong quan hệ hợp đồng kinh tế, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu phạt bên vi phạm hợp đồng; nhưng việc có áp dụng chế tài phạt hay không phạt phải căn cứ vào quy định của pháp luật.

    Theo Công văn số136/TB-VP ngày 22-06-2000 của Văn Phòng Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên thì tại xã Yên Sở, huyện Thanh Trì là điểm nóng nhất về khiếu kiện, trong đó có việc nuôi thả cá, nếu trước đây đã có văn bản thoả thuận việc nuôi thả cá thì trình Uỷ ban nhân dân thành phố ra quyết định chấm dứt hiệu lực. Tại Công văn số 1149-UB-NNĐC ngày 23-05-2000 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chỉ đạo: Đối với khiếu nại, tố cáo của nhân dân liên quan đến đấu thầu nuôi thả cá, nếu thấy việc đấu thầu vi phạm các quy định hiện hành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định huỷ bỏ. Trên cơ sở những ý kiến chỉ đạo đó, ngày 08-08-2000 Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì ra Quyết định số803/QĐ-UB huỷ bỏ quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu nuôi thả cá, dẫn đến hợp đồng nuôi thả cá không thực hiện được. Như vậy, không phải có điều kiện giao, mặt nước thả cá và phía Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì không giao, mà là do dân khiếu kiện và phải thực hiện ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, tức là yếu tố khách quan ngoài mong muốn của Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì. Trong trường hợp cụ thể này, việc áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng kinh tế đối với Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì của Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm là không đúng, mà cần phải áp dụng Điều 24 Nghị định số 17-HĐBT ngày 16-01-1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế không áp dụng chế tài phạt tiền đối với Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì.

    4. Về bồi thường thiệt hại:

    Theo các tài liệu do Công an huyện Thanh Trì cung cấp cho Toà án nhân dân tối cao thì ông Cao Văn thìn, Chủ nhiệm Hợp tác xã thương binh 19-12 đã lập các chứng từ giả để đòi bồi thường thiệt hại. Ông Trịnh Cao Tuấn, nguyên Chủ nhiệm Hợp tác xã thương binh 19-12, và ông Vũ Xuân Toàn là xã viên đã khai báo với cơ quan Công an là Hợp tác xã thương binh 19-12 chưa chuẩn bị gì để triển khai thực hiện hợp đồng nên không có thiệt hại xảy ra, những lời khai này cần được Toà án điều tra xác minh thêm để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

    Bởi các lẽ trên và căn cứ vào Điều 80 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Huỷ toàn bộ Bản án kinh tế sơ thẩm số 31/KTST ngày 21-09-2001 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội và Bản án kinh tế phúc thẩm số 75 ngày 08-05-2002 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội.

    Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết lại vụ án theo thủ tục chung.

     

    Lý do huỷ Bản án sơ thẩm và phúc thẩm:

    - Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm buộc Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì phải trả cho Hợp tác xã thương binh 19-12 lãi suất 1% của số tiền vay với thời hạn 23 tháng là không đúng.

    - Toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng kinh tế đối với Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì là không đúng.

    - Về việc bồi thường thiệt hại cần được làm rõ để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

     

    ;backgr�S:h�� � n style='font-size:9.0pt;font-family:Arial;color:black'>Ngày 10-07-2001 bên A khởi kiện đối với bên B yêu cầu đòi bồi thường 8 màng lọc RO, nhưng ngày 13-07-2001, sau khi đã khởi kiện 3 ngày, bên A đã tự đi mua của cơ sở Trường Long 8 màng lọc RO trị giá 49.568.000 đồng và từ thời điểm đó thì hệ thống lọc nước tinh khiết đủ công suất thiết kế là 2m3/ giờ. Việc mua bán này là có thật hay không, chưa có cơ sở vững chắc; vì hợp đồng mua bán giữa bên A với cơ sở Trường Long không có ngày tháng; hóa đơn bán hàng không hợp lệ, không phải là hoá đơn có thuế giá trị gia tăng do Bộ Tài chính phát hành, phần người mua hàng không có chữ ký. Khi xảy ra sự cố kỹ thuật bên B đã yêu cầu cho dừng máy để xác định nguyên nhân hư hỏng, nhưng bên A không chấp nhận, như vậy bên A cũng phải chịu trách nhiệm.

     

    Toà án cấp phúc thẩm chưa xác định được lỗi của bên nào, số sản lượng hao hụt thực tế bao nhiêu, chỉ căn cứ vào trình bày của bên A, trên cơ sở bản tính toán sẵn của bên A để chấp nhận buộc bên B phải bồi thường cho bên A, hơn nữa lại không trừ số tiền bảo hành của bên B mà bên A vẫn đang lưu giữ là không đúng.

    Mặt khác, tại Điều 3 hợp đồng đã ký các bên thoả thuận thanh toán bằng đô la Mỹ, trong trường hợp bên A thanh toán bằng Việt Nam đồng thì trị giá USD sẽ được qui đổi căn cứ vào tỷ giá USD bán ra của Ngân hàng ngoại thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh vào từng thời điểm thanh toán cụ thể. Như vậy, Toà án cần phải điều tra xác minh lại để xác định là các bên có mở tài khoản ngoại tệ không? và thực tế hai bên đã thanh toán cho nhau bằng đồng tiền nào? Nếu việc thanh toán bằng đô la Mỹ mà một trong các bên không có tài khoản ngoại tệ thì các bên đã vi phạm điều cấm về chính sách quản lý ngoại hối được quy định tại Nghị định số 63/1998/NĐ - CP ngày 17-08-1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối, hợp đồng kinh tế nêu trên sẽ bị vô hiệu, Toà án sẽ không xem xét việc phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại (nếu có) theo qui định tại Điều 39 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.

    Bởi các lẽ trên và căn cứ vào Điều 80 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế,

    QUYẾT ĐỊNH

    Huỷ Bản án kinh tế sơ thẩm số 09/KTST ngày 16-10-2002 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bản án kinh tế phúc thẩm số 15/KTPT ngày 07-05-2002 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết sơ thẩm vụ án theo thủ tục chung.

     

    Lý do huỷ Bản án sơ thẩm và phúc thẩm:

    - Toà án đã chưa điều tra đầy đủ nên không xác định được chính xác lỗi của các bên,

    - Toà án chỉ căn cứ vào mức tính toán của bên A để buộc bên B phải bồi thường thiệt hại là không đúng.

    - Toà án cần làm rõ các vấn đề liên quan tới tài khoản ngoại tệ của các bên, thực tế các bên đã thanh toán với nhau bằng loại tiền nào và việc thanh toán này có vi phạm chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước hay không.

     

     
    3309 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận