Quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá

Chủ đề   RSS   
  • #264201 25/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4354 lần


    Quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá

    Số hiệu

    09/KDTM-GĐT

    Tiêu đề

    Quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá

    Ngày ban hành

    08/12/2005

    Cấp xét xử

    Giám đốc thẩm

    Lĩnh vực

    Kinh tế

     

    QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ09/KDTM-GĐT

    NGÀY 08-12-2005 VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP 
    HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ”

    HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
    ...

    Ngày 08 tháng 12 năm 2005, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao, đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, số 1002/MB ngày 25-02-2002 giữa các đương sự:

    Nguyên đơn: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây; có địa chỉ tại nhà số 78-82 Hậu Giang, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.

    Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn xe máy Đô Thành; có địa chỉ tại nhà số 4/25 ấp 3, Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

    NHẬN THẤY:

    Ngày 25-02-2002, Công ty xuất nhập khẩu Bình Tây (nay là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây) và Công ty trách nhiệm hữu hạn xe máy Đô Thành ký hợp đồng mua bán số 1002/MB có các nội dung chủ yếu sau:

    - Công ty xuất nhập khẩu Bình Tây bán cho Công ty TNHH xe máy Đô Thành bộ thiết bị phun sơn tĩnh điện Sames, hệ thống buồng phun, buồng sấy và xích tải mới 100% (đính kèm chi tiết về quy cách thiết bị) tổng trị giá 37.529 USD đã bao gồm thuế VAT.

    - Phương thức giao nhận - lắp đặt - bảo hành.

    + Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây chịu trách nhiệm lắp đặt thiết bị vào dây chuyền sản xuất, chuyển giao công nghệ và hướng dẫn công nhân thao tác, điều chỉnh súng phun sơn.

    + Thiết bị được bảo hành 12 tháng (do lỗi của nhà sản xuất, không bảo hành các bộ phận hao mòn tự nhiên) kể từ ngày giao hàng - căn cứ trên phiếu xuất kho của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây.

    - Phương thức thanh toán - thời gian giao nhận.

    + Thanh toán theo 3 đợt

    Đợt 1: 8.029 USD ngay sau khi ký hợp đồng.

    Đợt 2: 14.750 USD, 30 ngày sau khi bên A nhận toàn bộ số tiền thanh toán của đợt 1. Bên A đồng thời vận chuyển thiết bị đến xưởng của bên B.

    Đợt 3: 14.750 USD, ngay sau khi Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây lắp đặt thiết bị, vận hành thử và cho ra sản phẩm mẫu và nghiệm thu công trình.

    + Thời gian lắp đặt hoàn chỉnh và vận hành thiết bị: trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng.

    - Hiệu lực hợp đồng từ ngày ký đến hết 31-5-2002.

    Hai bên chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục thanh lý hợp đồng trong vòng 15 ngày sau khi thực hiện xong,.

    Thực hiện hợp đồng:

    - Công ty TNHH xe máy Đô Thành đã thanh toán;

    Ngày 06-3-2002: 8.029 USD (đợt 1)

    Ngày 03-5-2002: 14.750 USD (đợt 2)

    Cộng : 22.779 USD.

    - Về lắp đặt thiết bị:

    Theo trình bày của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây, Công ty đã giao hàng và lắp đặt xong vào ngày 31-5-2002, chạy thử cho sản phẩm đạt yêu cầu và Công ty TNHH xe máy Đô Thành đã đưa hệ thống vào sản xuất.

    Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây xác định, việc lắp đặt không đúng tiến độ như đã thoả thuận trong hợp đồng nhưng việc chậm trễ là do Công ty TNHH xe máy Đô Thành có một số thay đổi về thiết kế.

    - Sau nhiều lần đề nghị Công ty TNHH xe máy Đô Thành ký biên bản nghiệm thu, quyết toán thanh lý hợp đồng và thanh toán số tiền còn lại nhưng Công ty TNHH xe máy Đô Thành không có thiện chí thực hiện;

    Ngày 12-5-2003, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây có đơn khởi kiện Công ty TNHH xe máy Đô Thành tới Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để yêu cầu Công ty TNHH xe máy Đô Thành trả 17.706,23 USD (gồm: trả tiền đợt 3: 14.750 USD, phát sinh ngoài hợp đồng: 2.197 USD; lãi quá hạn: 759,23 USD từ 18-9-2002 đến 30-4-2003).

    Tại bản án kinh tế sơ thẩm số 122/KTST ngày 05-5-2004, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:

    - Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn buộc Công ty TNHH xe máy Đô Thành phải thanh toán cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây số tiền còn nợ theo hợp đồng số 1002/MB ngày 25-2-2002 là 16.842,6 USD, bao gồm tiền hàng là 15.337 USD và tiền lãi phát sinh là 1.505,6 USD. Việc thanh toán được thực hiện bằng tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Bình Tây tại thời điểm thanh toán.

    - Bác yêu cầu của Công ty TNHH xe máy Đô Thành về việc đòi Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây phải sửa chữa, bảo hành 2 bơm màng rung.

    Ngoài ra bản án còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của đương sự theo quy định của pháp luật.

    Ngày 12-5-2004, Công ty TNHH xe máy Đô Thành có đơn kháng cáo không đồng ý với quyết định của bản án kinh tế sơ thẩm nêu trên.

    Tại bản án phúc thẩm số 61/KTPT ngày 11-9-2004, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, quyết định:

    - Bác yêu cầu kháng cáo của Công ty trách nhiệm hữu hạn xe máy Đô Thành.

    Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn xe máy Đô Thành phải thanh toán cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây số tiền nợ theo hợp đồng số 1002/MB ngày 25-02-2002 là 16.842,6 USD, bao gồm tiền hàng là 15.337 USD và tiền lãi phát sinh là 1.505,6 USD. Việc thanh toán được thực hiện bằng tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Bình Tây vào thời điểm thanh toán.

    - Các quyết định khác của bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật được thi hành.

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn xe máy Đô Thành phải nộp 200.000đ tiền án phí kinh tế phúc thẩm.

    Ngày 15-11-2004, Công ty trách nhiệm hữu hạn xe máy Đô Thành có đơn khiếu nại giám đốc thẩm gửi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

    Tại Quyết định kháng nghị số06/KN-AKT ngày 09-8-2005, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án kinh tế phúc thẩm số 61/KTPT ngày 11-9-2004 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh với lý do: Hai cấp toà sơ thẩm và phúc thẩm xác định ngày 31-5-2002 là thời điểm hoàn thành hợp đồng để cho rằng ngày 18-9-2002 là ngày nghiệm thu công trình và làm mốc thời gian tính lãi trên số tiền chậm thanh toán là chưa đủ căn cứ; bên bán hàng (Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây) vi phạm thời gian lắp đặt; việc toà cấp phúc thẩm không xem xét chất lượng của dây chuyền và tách ra bằng một vụ án khác là không đúng và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng huỷ bản án kinh tế sơ thẩm số 122/KTST ngày 05-5-2004 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và bản án kinh tế phúc thẩm số 61/KTPT 
    ngày 11-9-2004 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, giao hồ sơ về Toà án cấp sơ thẩm để xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm.

    Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao giữ nguyên quan điểm giải quyết vụ án như bản kháng nghị nêu trên.

    XÉT THẤY:

    Việc mua bán Bộ thiết bị phun sơn điện Sames, hệ thống buồng phun, buồng sấy và xích tải mới 100% giữa hai bên được xác lập bằng hợp đồng mua bán số 1002/MB ngày 25-2-2002 là đúng quy định của pháp luật.

    Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây có vi phạm cam kết về thời gian lắp đặt công trình, nhưng cả hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm Công ty TNHH xe máy Đô Thành không có khiếu nại và yêu cầu về vấn đề này nên Toà án không xem xét là có căn cứ;

    Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Bình Tây cho là công trình đã được nghiệm thu vào ngày 18-9-2002, cả hai cấp toà án căn cứ ngày 18-9-2002 là ngày Công ty TNHH xe Máy Đô Thành phải thực hiện nghĩa vụ trả nốt tiền và trả lãi từ ngày đó là không có căn cứ; Bởi vì tới ngày 03-3-2003, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây vẫn còn đề nghị Công ty TNHH xe máy Đô Thành tiến hành nghiệm thu và thanh quyết toán hợp đồng trước ngày 08-3-2003 (Công văn số 0001/CV/STĐ/03 ngày 3-3-2003); đồng thời còn một số vấn đề khác như chất lượng, chuyển giao công nghệ v.v. các bên chưa thống nhất được thì không thể kết luận rằng các bên đã đồng ý nghiệm thu vào ngày 18-9-2002.

    Chất lượng hoạt động của bộ phun sơn tĩnh điện có đảm bảo kỹ thuật theo quy định của hợp đồng hay không là nội dung quan trọng cần được xem xét để giải quyết trong vụ án này khi các bên có tranh chấp việc toà án cấp phúc thẩm tách ra để giải quyết bằng một vụ án khác là không đúng pháp luật.

    Bởi các lẽ trên, căn cứ khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều 297, khoản 2 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

    1. Huỷ bản án kinh tế phúc thẩm số 61/KTPT ngày 11-9-2004 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá số 1002/MB ngày 25-02-2002 giữa Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Tây và Công ty TNHH xe máy Đô Thành.

    2. Giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

    ____________________________________________

    - Lý do huỷ bản án phúc thẩm:

    1. Toà án cấp phúc thẩm và Toà án cấp sơ thẩm đã xác định sai thời điểm mà bị đơn phải thanh toán số tiền còn lại cho nguyên đơn theo hợp đồng;

    2. Quyết định của Toà án cấp phúc thẩm tách việc xem xét chất lượng của hàng hoá mua bán (thiết bị phun sơn tĩnh điện) để xem xét bằng một vụ án khác là không đúng.

    - Nguyên nhân dẫn đến việc huỷ bản án phúc thẩm:

    Thiếu sót trong việc xác định và đánh giá chứng cứ.

     

    ��t Ph����0� `� �i GRAINCO đã nhận máy và được chuyển giao lắt đặt ngày 11-3-2002 với cam kết sẽ nghiệm thu máy sau khi lắp ráp, kiểm tra tủ điện ATS 800. Máy phát điện cũng đã được xác nhận thông số kỹ thuật phù hợp với hợp đồng mua bán. Như vậy, GRAINCO đã không từ chối việc Công ty Đạt Phát chuyển giao và lắp đặt máy phát điện, mặc dù cũng biết là xuất xứ của máy không đúng theo thoả thuận tại hợp đồng.

     

    Theo Điều 31 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế có quy định: Khi sản phẩm hàng hoá không đúng chất lượng...đã thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì bên bị vi phạm có quyền không nhận, nếu nhận bên bị vi phạm có quyền yêu cầu giảm giá...” Việc Toà án cấp phúc thẩm tuyên buộc GRAINCO nhận máy và Công ty Đạt Phát giảm giá máy phát điện là phù hợp pháp luật, phù hợp với hướng dẫn áp dụng pháp luật tại Nghị quyết04/2003/NQ-HĐTP ngày 27-5-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và các tình tiết khách quan của vụ án.

    Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 2 Điều 291, khoản 1 Điều 297 Bộ luật tố tụng dân sự,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Không chấp nhận kháng nghị số01/KN-AKT ngày 04-1-2005 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Giữ nguyên bản án kinh tế phúc thẩm 
    số 107/PTKT ngày 09-4-2004 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh.

    ____________________________________________

    - Lí do không chấp nhận kháng nghị:

    Quyết định của Toà án cấp phúc thẩm là phù hợp với quy định tại Điều 31 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Nghị quyết số04/2003/NQ-HĐTP ngày 27-5-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và các tình tiết khách quan của vụ án.

     

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 25/05/2013 04:50:17 CH
     
    5065 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận