Quyết định giám đốc thẩm xét xử Trần Hữu Phúc về tội "xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mua bán than trái phép"

Chủ đề   RSS   
  • #265467 30/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Quyết định giám đốc thẩm xét xử Trần Hữu Phúc về tội "xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mua bán than trái phép"

    Số hiệu

    16/2010/HS-GĐT

    Tiêu đề

    Quyết định giám đốc thẩm xét xử Trần Hữu Phúc về tội "xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mua bán than trái phép"

    Ngày ban hành

    03/06/2010

    Cấp xét xử

    Giám đốc thẩm

    Lĩnh vực

    Hình sự

     

    Ngày 03-6-2010, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án hình sự đối với:

    1. Trần Hữu Phúc (tên gọi khác Trần Hậu Phúc) sinh năm 1982; trú tại xóm Thanh Nam, xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, con ông Trần Hậu Quang và bà Nguyễn Thị Thanh; tiền sự: ngày 31-12-2007 bị Uỷ ban nhân dân thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mua bán than trái phép; bị bắt tạm giam ngày 14-7-2008 .

    2. Trần Văn Đông sinh năm 1977; trú tại thôn 5, xã Hải Quang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; nghề nghiệp: thuyền trưởng; con ông Trần Văn Trưởng và bà Phạm Thị Thoả; có vợ và 02 con; bị cáo tại ngoại.

    3. Trần Văn Huấn sinh năm 1971; trú tại xóm Phú Thọ, thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; nghề nghiệp: thuyền trưởng; con ông Trần Văn Hiền và bà Vũ Thị Suy; có vợ và 03 con; bị bắt tạm giam từ ngày 02-6-2008 đến ngày24-11-2008.

    4. Lê Gia Duyên sinh năm 1973; trú tại thôn Hoàng Kênh, xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; nghề nghiệp: thuỷ thủ; con ông Lê Gia Do và bà Trần Thị Trinh, có vợ và 2 con; bị bắt tạm giam từ ngày 02-6-2008 đến ngày 22-7-2008.

    5. Nguyễn Công Nghĩa sinh năm 1981; trú tại thôn Vĩnh Phú, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; nghề nghiệp: nhân viên Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực VVMI; con ông Nguyễn Công Nghiêm (đã chết) và bà Nguyễn Thị Tuyên; bị cáo tại ngoại.

    6. Lưu Đình Bản sinh năm 1957; trú tại khu tập thể Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lương Tài, thị trấn Thửa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; nghề nghiệp: nhân viên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lương Tài; con ông Lưu Văn Phàm và bà Lê Thị Tèo (cả hai đều đã chết); có vợ và 04 con; bị cáo tại ngoại.

    Trong vụ án còn có các bị cáo Trần Văn Quý bị xử phạt 02 năm tù; Nguyễn Quốc Năm bị xử phạt 06 năm tù đều về tội “Buôn lậu”, Vũ Duy Hưng bị xử phạt 06 tháng 09 ngày tù; Đào Duy Thịnh bị xử phạt 08 tháng 01 ngày tù; Đàm Quang Vịnh bị xử phạt 08 tháng 02 ngày tù đều về tội “Lưu hành các giấy tờ có giá giả khác”; Lê Văn Tân bị xử phạt 24 tháng tù về tội “Buôn lậu” và 08 tháng tù về tội “Lưu hành các giấy tờ có giá giả khác ", tổng hợp hình phạt buộc Tân chấp hành hình phạt chung cho hai tội là 32 tháng tù, Nguyễn Văn Tiến bị xử phạt 08 năm tù về tội “Đưa hối lộ” và 06 tháng tù về tội " Lưu hành các giấy tờ có giá giả khác”, tổng hợp hình phạt buộc Tiến chấp hành hình phạt chung cho hai tội là 08 năm 06 tháng tù

    Người có quyền lợi, nghiã vụ liên quan:

    1 Công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải thương mại Mỹ Long

    Địa chỉ: số 586 Nguyên Trái, Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

      2. Công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải sông biển Quang Hưng

    Địa chỉ: xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

      3. Công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải sông biển Tuấn Giang

      Địa chỉ: tổ 17, khu 11 phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

       4. Công ty cổ phần Phú An

      Địa chỉ: thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

    NHẬN THÂY:

    Toà án cấp phúc thẩm kết án các bị cáo với các hành vi phạm tội được tóm tắt như sau:

    1. Hành vi phạm tội của Trần Hữu Phúc, Trần Văn Quý và Trần Văn Đông.

    Cuối năm 2007 , Trần Hữu Phúc (chủ bãi thu gom, chế biến than tại khu vực cảng Vũng Bầu, Cẩm Phả) đã thuê hai tàu NĐ-2091 và NĐ-1833 do Trần Văn Quý và Trần Văn Đông làm thuyền trưởng chở nhiều chuyến than qua cảng Bạch Long, Trung Quốc bán trái phép. Phúc đã đưa 41.000.000 đồng cho Nguyễn Văn Tiến (nhân viên Công ty cung ứng tàu biển Hồng Gai) để Tiến lo cho tàu của Phúc qua cảng Vạn Gia sang Trung Quốc bán than trái phép.

    Ngày 26-3-2008, Phúc thuê Quýđiều khiển tàu NĐ-1833 vào nhận than ở cảng Vũng Bầu sau đó chở than đi Trung Quốc bán với giá 55.000 đồng/1 tấn. Quý nhận than xong cho tàn chạy ra khu vực cửa Tiếu, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh chờ Phúc. Ngày 02-4-2008, Phúc tiếp tục thuê Đông điều khiển tàu NĐ-2091đến khu vực sông Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng nhận than chở sang cảng Bạch Long, Trung Quốc bán. Phúc bản Đông cho tàu ra cửa Bò Vàng đợi Phúc. Ngày 08-4-2008, bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh bắt giữ tàu NĐ-1833 tại cửa Tiếu và ngày 09-4-2008, bắt giữ tàn NĐ-2091 tại cửa Bò Vàng. Toàn bộ số than vận chuyển trên hai tàn không có giấy tờ.

    Sau khi hai tàu bị bắt giữ, Phúc nhờ Nguyễn Văn Tiến mua 02 bộ giấy tờ, hoá đơn - giá trị gia tăng của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Bình Tiến (viết tắt là Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Bình Tiến) để hợp thức hoá số than trên hai tàu NĐ-2091 và NĐ-1833. Phúc đưa giấy tờ, hóa đơn giá trị gia tăng ký tên Phúc cho Đông và Quý để nộp cho bộ đội biên phòng, san đó Phúc bỏ trốn đến ngày 14-7-2008 ra đầu thú.

    Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã trưng cầu giám định số than tàn NĐ 2091 và tàu NĐ-1833 vận chuyển cụ thể: tàu NĐ-2091 chở 922,56 tấn than cám 4B, tàu NĐ1833 chở 1.169,88 từ than cám 6A. Hội đồng định giá tỉnh Quảng Ninh đã bán số than trên tàu NĐ-2091 được 784.176.000 đồng, bán số than trên tàu NĐ-1833 được 640.648.000 đồng. Tổng cộng số lượng than trên hai tàn là 2.092,44 tấn, trị giá 1.424.860.000 đồng.

    Trần Văn Quý và Trần Văn Đông còn khai nhận Phúc thuê mỗi tàu 03 lần chở than sang Trung Quốc bán trong đó có lần Phúc không đi theo tàu, không làm thủ tục mà tàn vẫn qua được cửa khẩu Vạn Gia sang Trung Quốc.

    2. Hành vi phạm tội của Trần Văn Huần và các đối tượng có liên quan.

    Ngày 02-4-2008, Nguyễn Đăng Suý (tên gọi khác Nguyễn Đăng Quý) thuê Trần Văn Huấn (thuyền trưởng và là người nhận khoán tàu HN-0523 thuộc Công ty cổ phần Phú An ở Nam Định) chở than từ Cẩm Phả đi Trung Quốc với giá 53.000 đồng/1 tấn. Nguyễn Đăng Súy cùng Ngô Đình Hưởng giao than xuống tàu HN-0523 và Suý ứng trước cho Huấn 40.000.000 đồng. Ngày 08-4-2008, bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh bắt giữ tàu HN-0523 tại cửa Tiếu. San khi tàu bị bắt Suý mua của Đàm Quang Vịnh 01 bộ giấy tờ, hoá đơn giá trị gia tăng của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Bình Tiến để hợp thức hóa số than trên tàu HN-0523. Suý ký tên chủ hàng là Nguyễn Đăng Quý rồi giao cho Huấn để nộp cho bộ đội biên phòng. Khi biết Hoàn bị bắt, Suý và Hưởng đã bỏ trốn. Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh trưng cầu giám định số than trên tàu HN-0523 cụ thể: tàu HN-0523 chở 878,509 tấn than cám 6B. Hội đồng định giả tài sản tỉnh Quảng Ninh đã bán số than này được 412.899.230 đồng.

    3. Hành vi phạm tội của cô Gia Duyên, Nguyễn Công Nghĩa và Lưu Đình Bản và các đối tượng có liên quan.

    Cuối năm 2007, Lê Văn Tân thuê bãi tại khu vực bến phà Bình thuộc xã Đồng Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương để thu mua than trái phép. Cuối tháng 3-2008 Trần Thị Len (trú tại phường Nam Khê, Uống Bí) dẫn A Huy (trú tại huyện Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) đến gặp Tân để mua than. A Huy nhờ Tân thuê tàu vận chuyển than từ bãi than của Tân sang Trung Quốc. Tân đã thuê Lê Gia Duyên (máy trưởng và là người nhận khoán tàn BN-0866 của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại vận tải Mỹ Long ở tỉnh Bắc Ninh) vận chuyển than sang Trung Quốc với giá 50.000.000 đồng/1 chuyến. Ngày 30-3-2008, Duyên cử Lê Văn Thanh (thuyền phó) điều khiển tàu BN-0866 vào bãi than của Lê Văn Tân nhận than sau đó Duyên điều khiển tàn chạy đến cảng Vạn Gia chờ ở đó đến ngày 09-4-2008 thì bị bộ đội biên phòng bắt giữ. San khi tàu bị bắt Lê Văn Tân mua của Đàm Quang Vịnh 01 bộ hoá đơn giá trị gia tăng và giấy tờ của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Bình Tiến, ghi tên chủ hàng Lê Gia Duyên. Tân giao giấy tờ và bảo Duyên khai nhận là chủ hàng khi nộp giấy tờ hàng hóa cho bộ đội biên phòng. Bố đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh trưng cầu giám định số thán trên tàu BN-0866 cụ thể: tàu BN-0866 vận chuyển 654,78 tấn than cám 5, Hội đồng định giá tài sản của tỉnh Quảng Ninh đã bán số than này được 445.250.400 đồng.

    Để hợp thức hoá số than thu gom trái phép chưa tiêu thụ được còn để ở bãi than ở bến Bình, Tân đã mua 02 hoá đơn giá trị gia tăng của Lưu Đình Bản (người nhận khoán cửa hàng bán than, vật liệu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) với giá 10.000.000 đồng cụ thể: hóa đơn số 89847 ghi ngày 28-03-2008 số lượng than 550 tấn, thành tiền 189.200.000 đồng. Hoá đơn số 89848 ghi ngày 10-4-2008 số lượng than 602,6 tấn, thành tiền 207.294.400 đồng. Tổng cộng số lượng than ghi trong hai hoá đơn 1.152,6 tấn, thành tiền 396.494.400 đồng.

    Khoảng tháng 4-2008, Vũ Văn Hậu là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Vũ Duy Hưng là Tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phả Lại thoả thuận với Tân hợp thức hoá số than còn lại trên bãi của Tân vào than của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Phả Lại với điều kiện Tân phải trả tiền mua hoá đơn. Hưng yêu cầu Tân sửa hai hoá đơn đã mua của Bản ghi tên đơn vị mua là Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Phả Lại. Tân bảo Khánh (người làm thuê cho Tân) đi cùng với Hưng đến gặp Bản để ghi thêm vào hoá đớn ở phần đơn vị mua là Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Phả Lại; đồng thời Hưng đề nghị Bản bán thêm hoá đơn cho Công ty của Hưng với số lượng than khoảng 1000 tấn. Bản gặp Nguyễn Huy Thơ -Kế toán trưởng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh yêu cầu anh Thơ viết bổ sung tên đơn vị mua than là Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Phả Lại vào hai hoá đơn đã bán cho Tân và bảo anh Thơ viết tiếp hoá đơn số 89850 ngày 18-4-2008 ghi số lượng than 330 tấn, trị giá 113.520.000 đồng, người mua là Lê Văn Tân ở Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Phả Lại. Do không biết việc Bản bán hoá đơn khống nên anh Thơ đã sửa chữa và viết hoá đơn mới theo yêu cầu của Bản. Riêng hoá đơn số 89850 ngày 18-4-2008 Bản bán cho Tân với giá 3.500.000 đồng. Tổng cộng Lưu Đình Bản đã bán cho Lê Văn Tân 03 hoá đơn giá trị gia tăng ghi khống 1.482,6 tấn than trị giá 510.014.400 đồng, Bản được hưởng 13.500.000 đồng.

    Sau khi mua 03 hoá đơn của Lưu Đình Bản, Vũ Duy Hưng tiếp tục tìm mua thêm hoá đơn của đơn vị thuộc tập đoàn than (TKV) giúp Tân với mức phí 6%. Vũ Văn Hậu (bố đẻ Hưng) nhờ Nguyễn Công Nghĩa (nhân viên phòng kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực VVMI có trụ sở tại Gia Lâm, Hà Nội) bán hóa đơn cho Hậu với số lượng than khoảng 2000-3000 tấn. Nghĩa thấy có 04 hoá đơn nhận than của Công ty kho vận Đá Bạc để giao cho đơn vị mua theo hợp đồng Nghĩa đã bán nhưng chưa xuất hoá đơn nên Nghĩa đề nghị kế toán Công ty xuất 02 hoá đơn số 102001 ngày 24-4-2008, số lượng than 2.236,8 tấn than, trị giá 1.414.489.800 đồng cho Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Phả Lại. Nghĩa giao hai hoá đơn này cho Hưng, Hậu và nhận 56.000.000 đồng sử dụng cá nhân. Sau khi nhận hai hoá đơn này Lê Văn Tân đã trả cho Hưng 113.000.000 đồng.

    Như vậy, Vũ Duy Hưng và Lê Văn Tân đã mua 05 hoá đơn giá trị gia tăng ghi khống 3.719,4 tấn than, trị giá 1.924.504.200đổng (trong đó mua của Lưu Đình Bản 03 hoá đơn, mua của Nguyễn Công Nghĩa 02 hoá đơn) để hợp thức hoá số than mua bán trái phép ở trên bãi của Lê Văn Tân.

    Các đối tượng Ngô Văn Khương (người điều hành Công ty TNHII thương mại và dịch vụ Bình Tiến), Phạm Văn Duy (người được Khương thuê làm giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Bình Tiến), Nguyễn Đăng Suý (chủ hàng của tàu HN 0523), Đàm Quang Hào (chủ tàu QN 4066 và QN 5589) và Vũ Văn Hậu (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Phả Lại) sau khi phạm tội đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can và ra lệnh truy nã khi nào bắt được sẽ xử lý sau. Các đối tượng Trần Thị Sen, Ngô Đình Hưởng, Thắng và Đức, Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ lập hồ sơ xử lý thành vụ án riêng. Đối với A Huy (người Trung Quốc) sang Việt Nam mua than san khi Lê Văn Tân bị bắt Huy đã về Trưng Quốc nên không điều tra được.

    Tại bản án hình sự sơ thẩm số 22/2009/HSST ngày 16-01-2009, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh

    - Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 1531 điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 18 và khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự xử phạt Trần Hứa Phúc 08 năm tù về tội “buôn lậu” thời hạn tù tính từ ngày bị bắt tạm giam14-7-2008.

    - Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 153; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 181 khoản 3 Điều 52 và Điều 53 Bộ luật hình sự xử phạt Trần Văn Đông 03 năm tù về tội "Buôn lậu”; thời hạn tù tính từ ngày bắt đi thi hành án.

    - Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 153; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 18; khoản 3 Điều 52 và Điều 53 Bộ luật hình sự xử phạt Lê Gia Duyên 24 tháng tù về tội "Buôn lậu”; thời hạn tù tính từ ngày bắt đi thi hành án (được trừ thời gian đã bị tạm giam từ ngày 02-6-2008 đến ngày 22-7-2008).

    - Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 153; điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 18; khoản 3 Điều 52 và Điều 53 Bộ luật hình sự xử phạt Trần Văn Huấn 18 tháng tù về tội "Buôn lậu”; thời hạn tù tính từ ngày bắt đi thi hành án (được trừ thời gian đã bị tạm giam từ ngày 02-6-2008 đến ngày 24-1 l-2008).

    - Áp dụng khoản 1 Điều 181; điểm g, thêm p khoản lvà khoản 2 Điều 46 và Điều 47 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Công Nghĩa 06 tháng tù và Lưu Đình Bản 06 tháng tù đều về tội "Lưu hành các giấy tờ có giá giả khác"; thời hạn tù đối với hai bị cáo tính từ ngày bắt đi thi hành án.

    Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về tội danh và hình phạt đối với các bị cáo Trần Văn Quý, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Quốc Năm, Lê Văn Tân, Đào Duy Thịnh? Đàm Quang Vịnh và Vũ Duy Hưng; xử lý vật chứng của vụ án và quyền kháng cáo đối với các bị cáo trong vụ án.Trong các ngày từ ngày 19 đến ngày 22-01-2009, các bị cáo Trần Văn Quý, Trần Văn Đông, Trần Văn Huấn, Lê Gia Duyên, Nguyễn Công Nghĩa và Lưu Đình bản kháng cáo xin được hưởng án treo; bị cáo Trần Hữu Phúc kháng cáo xin giảm hình phạt. Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo Trần Văn Quý rút đơn kháng cáo.

    Tại bản án hình phúc thẩm số 241/2009/HSPT ngày 28-4-2009 thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội .

    - Áp dụng điểm a khoản 4 Điều 153; điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 18 và khoản 3 Điều 52 Bộ luật hình sự xử phạt Trần Hữu Phúc 06 năm tù về tội "Buôn lậu”; thời hạn tù tính từ ngày 14-7-2008.

    - Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 153; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 18; khoản 3 Điều 52; Điều 53 và Điều 60 Bộ luật hình sự xử phạt Trần Văn Đông 03 năm tù về tội "Buôn lậu”, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 (năm) kể từ ngày tuyên án phúc thẩm.

    - Áp đụng điểm d khoản 2 Điều 153; điểm p khoản 1 Điều 46; Điều 18; khoản 3 Điều 52; Điều 53 và Điều 60 Bộ luật hình sự xử phạt Lê Gia Duyên 24 tháng tù về tội "Buôn lậu” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 44 tháng 20 ngày kể từ ngày tuyên án phúc thẩm.

    - Áp dụng điểm d khoản 2 Điều 153; điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 18; khoản 3 Điều 52; Điều 53 và Điều 60 Bộ luật hình sự xử phạt Trần Văn Huần 18 tháng tù về tội "Buôn lậu” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 24 tháng 16 ngày kể từ ngày tuyên án phúc thẩm.

    - Áp dụng khoản 1 Điều 181; điểm g, điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46; Điều 47 và Điều 60 Bộ luật hình sự xử phạt Nguyễn Công Nghĩa và Lưu Đình Bản mỗi bị cáo 06 tháng tù đều về tội "Lưu hành các giấy tờ có giá giả khác" nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách đối với mỗi bị cáo là 12 tháng kể từ ngày tuyên án phúc thẩm.

    Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số35/2009/HS-TK ngày 18-9-2009, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 241/2009/HSPT ngày 28-4-2009 cua Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà NỐI về phần quyết định hình phạt đối với các bị cáo Trần Hữu Phúc, Trần Văn Đông, Lê Gia Duyên, Trần Văn Huấn, Lưu Đình Bản và Nguyễn Công Nghĩa, giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại đối với các bị cáo nêu trên theo quy định của pháp luật.

    Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    Trần Hữu Phúc là chủ hàng, trực tiếp thuê Trần Văn Quý và Trần Văn Đông vận chuyển 2092,44 tấn than, trị giá 1.424.860.000 đồng (trong đó Trần Văn Đông được thuê vận chuyển 922,56 tấn than, trị giá 784.176.000 đồng; Trần Văn Quý được thuê vận chuyển 1.169,88 tấn than, trị giá 640.648.000 đồng); Lê Gia Duyên được Lê Văn Tân (chủ bãi than ở bến phà Bình thuộc xã Đồng Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) thuê vận chuyển 654,78 tấn than, trị giá 445.250.400 đồng; Trần Văn Hoàn được Nguyễn Đăng Súy (Quý) thuê vận chuyển 878,509 tấn than, trị giá 412.899.230 đồng sang Trung Quốc để bán trái phép.

    Lưu Đình Bản (nhân viên bán than của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) đã bán cho Lê Văn Tân 03 hóa đơn giá trị gia tăng ghi giá trị hànghóa(than) 510.014.400 đồng và được hưởng lợi 13.500.000 đồng; Nguyễn Công Nghĩa (nhân viên Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực) đã bán cho Lê Văn Tân và Vũ Duy Hàng 02 hóa đơn giá trị gia tăng ghi giá trị hàng hóa (than) 1.414.489.800 đồng và được hưởng lợi 56.000.000 đồng.

    Toà án cáp sơ thẩm đã đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm do Trần Hữu Phúc, Trần Văn Đông, Lê Gia Duyên, Trần Văn Huấn, Lưu Đình Bản và Nguyễn Công nghĩa gây ra; xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của các bị cáo (điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 đối với các bị cáo Phúc và Hoàn; điểm p khoản 1 Điều 46 đối với các bị cáo Đông và Duyên; điểm g, điểm p khoản 1 và khoản 2 Điều 46 và Điều 47 Bộ luật hình sự đối với các bị cáo Bản và Nghĩa) để áp dụng điểm a khoản 4 Điều 153 (đối với bị cáo Phúc), điểm a khoản 3 Điều 153 (đối với bị cáo Đông); điểm d khoản 2 Điều 153 (đối với các bị cáo Duyên và Hoàn); khoản 1 Điều 181 Bộ luật hình sự (đối với các bị cáo Bản và Nghĩa), xử phạt Trần Hữu Phúc 08 năm tù; Trần Văn Đông 03 năm tù, Lê Gia Duyên 24 tháng tù và Trần Văn Huấn 18 tháng tù đều về tội "Buôn luật”; Lưu Đình Bản và Nguyễn Công Nghĩa mỗi bị cáo 06 tháng tù đều về tội "Lưu hành các giấy tờ có giá giả khác” là có căn cứ, đúng pháp luật.

    Mặc dù tại phiên toà phúc thẩm các bị cáo Trần Hữu Phúc, Trần Văn Đông, Lê Gia Duyên, Trần Văn Huấn, Lụn Đình Bản và Nguyễn Công Nghĩa không có thêm tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới nào, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm vãn giảm hình phạt cho bị cáo Trần Hữu Phúc từ 08 năm tù xuống 06 năm tù, cho các bị cáo Trần Văn Đông, Lê Gia Duyên, Trần Văn Huấn, Lưu Đình Bản và Nguyễn Công Nghĩa được hưởng án treo là đánh giá không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của các bị cáo, không đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm ở địa phương. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ áp dụng một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (điểm p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự) để cho các bị cáo Đông và Duyên được hưởng án treo là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.

    Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 285; Điều 287 và Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự;

    QUYẾT ĐỊNH:

    Hủy bản án hình sự phúc thẩm số 241/2009/HSPT ngày 28-4-2009 của Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội về phần trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo Trần Hữu Phúc, Trần Văn Đông, Lê Gia Duyên, Trần Văn Huấn, Lưu Đình Bản và Nguyễn Công Nghĩa; giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối can tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

     

     
    4624 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận