Quyết định công nhận sự thỏa thuận có bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm?

Chủ đề   RSS   
  • #430279 09/07/2016

    vxt_ftu

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 1160
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 9 lần


    Quyết định công nhận sự thỏa thuận có bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm?

    Các anh/chị/bạn trong diễn đàn cho em hỏi về tình huống này.

    Điều 213 BLTTDS quy định ntn: "Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội."
    Mấy anh/chị bên em đang có quan điểm: "chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu " nên không có nghĩa là không được kháng nghị tái thẩm.
    Tuy nhiên, quan điểm của em là: Quy định trên hiểu là quyết định công nhận sự thỏa thuận chỉ có thể bị giám đốc thẩm. Vì bản chất quyết định sự thỏa thuận là ý chí của các đương sự, sự thỏa thuận này trc các bước xem xét về chứng cứ và xét xử theo thủ tục xét xử sơ thẩm. Chính vì vậy nhà làm luật không đặt ra việc kháng nghị tái thẩm đối với trường hợp này. Hơn nữa, căn cứ của kháng nghị thủ tục tái thẩm:

    "1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;

    ..."

    Nhưng em thấy việc "không thể biết" ở trên vẫn có thể kháng nghị Giám đốc thẩm do "nhầm lẫn" khi thỏa thuận.

    Mong Anh/Chị cho em xin ý kiến. Em cảm ơn.

     

     
    17685 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #430300   09/07/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn,

    Điều 351 BLTTDS qui định : "Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật ....", như vậy Luật qui định đối tượng điều chỉnh của Điều 351 BLTTDS là Bản án hoặc Quyết định đã có hiệu lực, không loại trừ Quyết định công nhận thỏa thuận, cho nên Quyết định công nhận thỏa thuận cũng là đối tượng có thể bị xem xét theo thủ tục tái thẩm nếu có 1 trong các căn cứ qui định tại điều 352 BLTTDS.

    Ví dụ : 4 anh chị em A, B, C và D tại Tòa đã thỏa thuận được việc chia thừa kế đối với di sản của cha là ông X và mẹ là bà Y để lại, Tòa ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận này và có hiệu lực. Bổng dưng 8 năm sau E xuất hiện yêu cầu được chia thừa kế với đầy đủ chứng cứ để chứng minh mình là con đẻ của ông X với người đàn bà khác trong thời gian ông X đi lao động hợp tác tại Tiệp Khắc. Như vậy sự xuất hiện của E chính là tình tiết quan trọng mới được phát hiện mà các đương sự A, B, C và D đã không thể biết được trong quá trình tòa giải quyết vụ án do không được ông X thông báo.

    Bạn cũng cần phân biệt 2 khái niệm "không thể biết" với "nhầm lẫn". Một sự vật, sự việc... đang tồn tại, có liên quan và phải có người thông báo thì bạn mới biết nhưng người đó không thông báo thì đó là bạn "không thể biết", còn "nhầm lẫn" là bạn biết có sự việc, sự vật ... nhưng lại hiểu sự việc, sự vật... đó thành sự việc, sự vật khác. Tuy nhiên, thực tế nghề Luật cho thấy, muốn chứng minh bị "nhầm lẫn" là việc vô cùng khó khăn.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 09/07/2016 04:19:08 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #430305   09/07/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Tôi nói thêm, điều 325 BLTTDS qui định :"Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật..." và khoản 1 điều 326 BLTTDS qui định : "1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

    a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

    b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
     
    c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba."

    Tuy nhiên, tại khoản 2 điều 213 BLTTDS lại qui định : "Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.".

    Vậy câu hỏi đặt ra là có sự mâu thuẫn giữa khoản 1 điều 326 và khoản 2 điều 213 BLDS hay không ? Trường hợp này là không, bởi khoản 2 điều 213 là biệt lệ của khoản 1 điều 326, tức nếu Quyết định có hiệu lực là Quyết định công nhận thỏa thuận và chỉ với Quyết định công nhận sự thỏa thuận thì căn cứ, điều kiện để kháng nghị Giám đốc thẩm phải theo khoản 2 điều 213 chứ không theo khoản 1 điều 326 BLTTDS.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #430324   09/07/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Chào bạn.

    Tôi ủng hộ quan điểm : chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm  nên có nghĩa là không được kháng nghị tái thẩm vì nếu vẫn được tái thẩm thì câu trên là thừa.

    Luật đã quy định cụ thể cho trường hợp công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì phải áp dụng cho trường hợp cụ thể: chỉ được giám đốc thẩm kể cả khi có tình tiết mới khiến các đương sự phát hiện mình bị nhầm lẫn.

    Sự khác biệt giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong trường hợp này là thời hạn yêu cầu:
    - Giám đốc thẩm : một năm kể từ thời điểm bản án có hiệu lực.

    - Tái thẩm:  một năm từ thời điểm đương sự biết được tình tiết mới.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 09/07/2016 10:03:08 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #430338   09/07/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Khi dẫn chứng phải nguyên câu hoặc đoạn văn mới đúng ý nghĩa, nguyên đoạn Luật là " Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội" mà bị cắt xén đầu, đuôi chỉ còn "chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm" để chứng minh rằng Luật qui định "không được kháng nghị tái thẩm" đối với Quyết định công nhận thỏa thuận thì sai ý nghĩa, tinh thần của điều Luật hoàn toàn.

    Xin lập lại, Quyết định có hiệu lực được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ theo qui định tại khoản 1 điều 326 BLTTDS. Tuy nhiên, nếu Quyết định có hiệu lực là Quyết định công nhận thỏa thuận thì không căn cứ khoản 1 điều 326 mà căn cứ khoản 2 điều 213 BLTTDS để xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm. Việc này phù hợp với nguyên tắc "có luật riêng thì phải áp dụng luật riêng, không có luật riêng thì phải áp dụng luật chung", tức khoản 1 điều 326 BLTTDS là luật chung cho tất cả Quyết định có hiệu lực, còn khoản 2 điều 213 BLTTDS là luật riêng của Quyết định công nhận thỏa thuận có hiệu lực.

    Luật không qui định : "Quyết định công nhận thỏa thuận chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, không được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm"  nên kết luận như hungmaiusa và chủ topic là không có căn cứ.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    vxt_ftu (13/07/2016)
  • #430345   10/07/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    TranTamDuc.1973 viết:

    Luật không qui định : "Quyết định công nhận thỏa thuận chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, không được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm"  nên kết luận như hungmaiusa và chủ topic là không có căn cứ.

    Tôi chỉ trao đổi trực tiếp vào kết luận của bạn chứ không phải có ý "cắt" hay "xén" gì cả.

    kết luận như hungmaiusa và chủ topic là không có căn cứ: 

    Thực ra chúng ta đều sử dụng chung một căn cứ là khoản 2 điều 213 BLTTDS chứ không phải là không có căn cứ; chỉ có cách hiểu là khác nhau thôi.

    Quyết định công nhận thỏa thuận chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, không được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

    Nếu ghi rõ như vậy thì đã không có cách hiểu khác nhau rồi. Tuy nhiên, theo tôi thì câu văn như vây là đã đủ để hiểu: Quyết định công nhận thỏa thuận chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

    Giả sử theo cách hiểu của bạn là đúng: Vẫn được xem xét theo thủ tục tái thẩm. Như vậy:

    Quyết định công nhận thỏa thuận chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm . . .( 1 ) =  Quyết định công nhận thỏa thuận có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm . . . ( 2 ).

    Theo tôi, câu ( 2 ) là hoàn toàn thừa vì đương nhiên là như vậy theo quy định chung ==> Vô lý.

    Vậy: phải hiểu là không được tái thẩm đối với Quyết định công nhận thỏa thuận.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #430339   10/07/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Qui định tại khoản 2 điều 213 BLTTDS hiện hành :" Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội" là một qui định mới (BLTTDS cũ không có qui định này), vậy theo các bạn, mà đặc biệt là bạn hungmaiusa và bạn chủ topic thì qui định mới này là sự tiến bộ hay là bước thụt lùi so với BLTTDS cũ ? Và, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà điều 325 và 351 BLTTDS hiện hành đề cập là những Quyết định nào ?

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #430346   10/07/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    TranTamDuc.1973 viết:

    Qui định tại khoản 2 điều 213 BLTTDS hiện hành :" Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội" là một qui định mới (BLTTDS cũ không có qui định này), vậy theo các bạn, mà đặc biệt là bạn hungmaiusa và bạn chủ topic thì qui định mới này là sự tiến bộ hay là bước thụt lùi so với BLTTDS cũ ? Và, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà điều 325 và 351 BLTTDS hiện hành đề cập là những Quyết định nào ?

     

    Quyết định của tòa án còn có quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ, chuyển vụ án nên các điều khoản liên quan khác vẫn có giá trị.

    qui định mới này là sự tiến bộ hay là bước thụt lùi so với BLTTDS cũ ?

    Theo ý kiến cá nhân tôi thì điều luật nào cũng có 2 mặt: có lợi và không có lợi cho một đối tượng nào đó.

    Bản thân tôi không đồng ý với việc xem xét lại bản án có hiệu lực pháp luật một cách tùy tiện như hiện nay: nhiều tranh chấp phải giám đốc thẩm, tái thẩm nhiều lần vẫn không kết thúc được vụ án.

    Nhều đương sự chưa nộp đơn đã tìm "cửa" xin kháng nghị vì "bên kia quen biết nhiều lắm": niềm tin vào pháp luật quá thấp.

    Tôi không nghĩ là quyết định của HĐTP là chính xác hoặc không có vấn đề trong thực tiển nên bớt cái nào, tốt cái đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #430371   10/07/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    hungmaiusa viết:

    TranTamDuc.1973 viết:

    qui định mới này là sự tiến bộ hay là bước thụt lùi so với BLTTDS cũ ?

    Theo ý kiến cá nhân tôi thì điều luật nào cũng có 2 mặt: có lợi và không có lợi cho một đối tượng nào đó.

    Bản thân tôi không đồng ý với việc xem xét lại bản án có hiệu lực pháp luật một cách tùy tiện như hiện nay: nhiều tranh chấp phải giám đốc thẩm, tái thẩm nhiều lần vẫn không kết thúc được vụ án.

    Nhều đương sự chưa nộp đơn đã tìm "cửa" xin kháng nghị vì "bên kia quen biết nhiều lắm": niềm tin vào pháp luật quá thấp.

    Tôi không nghĩ là quyết định của HĐTP là chính xác hoặc không có vấn đề trong thực tiển nên bớt cái nào, tốt cái đó.

    Có lẻ không phải riêng bạn mà cả tôi và rất nhiều người khác đều không đồng ý với việc xem xét lại Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật một cách tùy tiện. Tuy nhiên, với những Bản án, Quyết định đã có hiệu lực nhưng có căn cứ thì phải xem xét lại theo Luật định  là rất cần thiết để bảo vệ sự công bằng xã hội và bảo vệ tính nghiêm minh của Pháp luật.

    Trở lại với qui định tại khoản 2 điều 213 BLTTDS 2015, theo qui định này thì chỉ khi nào bị sai về nội dung (thỏa thuận được hình thành là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội) Quyết định công nhận sự thỏa thuận mới có thể bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. BLTTDS cũ không qui định như vậy nên căn cứ để xem xét theo trình tự giám đốc thẩm gồm (điều 283 BLTTDS 2004)  : "1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; 2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; 3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật." tương ứng với khoản 1 điều 326 BLTTDS 2015, tức chỉ vi phạm về thủ tục tố tụng thì Quyết định công nhận sự thỏa thuận cũng có thể bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

    Thỏa thuận là ý chí tự nguyện của các bên đương sự, trong khi vi phạm về thủ tục tố tụng là vi phạm của Tòa nên vi phạm về thủ tục tố tụng không làm thay đổi bản chất thỏa thuận của các bên đương sự, do đó khoản 2 điều 213 BLTTDS 2013 qui định chỉ khi nào sai về nội dung, Quyết định công nhận sự thỏa thuận mới có thể bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm là một sự tiến bộ.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (10/07/2016)
  • #430348   10/07/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Bạn hungmaiusa không phải chỉ hiểu sai 1 mà là khá nhiều vấn đề. Tôi sẽ lần lượt phân tích, chứng minh từng vấn đề mà bạn đã hiểu sai ở chủ đề này.

    Vấn đề thứ nhất : bạn cho rằng : "Sự khác biệt giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong trường hợp này là thời hạn yêu cầu:

    - Giám đốc thẩm : một năm kể từ thời điểm bản án có hiệu lực.

    - Tái thẩm:  một năm từ thời điểm đương sự biết được tình tiết mới."

    Căn cứ theo điều 334 BLTTDS thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm là từ 03 cho tới 05 năm kể từ ngày Bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực. Tức thời hạn đề nghị xem xét giám đốc thẩm (bạn gọi là thời hạn yêu cầu) cũng từ 03 cho tới 05 năm chứ không phải chỉ một năm như bạn đã hiểu.

    Căn cứ điều 355 BLTTDS thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết có tình tiết mới, quan trọng là căn cứ để kháng nghị, chứ không phải "một năm từ thời điểm đương sự biết được tình tiết mới" như bạn đã hiểu.

    Thời hạn kháng nghị Giám đốc thẩm là từ 03 tới 05 năm kể từ ngày Bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực. Thời hạn kháng nghị tái thẩm là 01 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết có tình tiết mới. Từ đó hiểu rằng cái khác nhau cơ bản, cần quan tâm nhất về vấn đề thời hạn của Giám đốc thẩm và Tái thẩm là thời điểm bắt đầu thời hạn, ví dụ Quyết định của Tòa án có hiệu lực ngày 01/01/2016 thì thời hạn kháng nghị GĐT tối đa là đến hết ngày 01/01/2021, trong khi thời điểm bắt đầu thời hạn kháng nghị Tái thẩm thì chưa xác định được, bởi tình tiết mới có thể chỉ 1, 2 tháng mà cũng có thể 10, 20 năm sau khi Bản án, Quyết định có hiệu lực mới được phát hiện. Cũng cần nói thêm, nếu có căn cứ Tái thẩm khi thời hạn Giám đốc thẩm còn thì vẫn kháng nghị Tái thẩm chứ không phải kháng nghị Giám đốc thẩm.

    Cái khác nhau về thời hạn chỉ là thứ yếu, cái khác nhau chủ yếu giữa Tái thẩm và Giám đốc thẩm là các căn cứ, điều kiện để được kháng nghị, cụ thể trong trường hợp này căn cứ để kháng nghị Giám đốc thẩm theo qui định tại khoản 2 điều 213, còn căn cứ để kháng nghị Tái thẩm theo qui định tại khoản 1 điều 352 BLTTDS.

    Bởi các lẽ nêu trên, ở vấn đề thứ 1 này, bạn vừa hiểu sai lại vừa hiểu một cách phiến diện (hiểu trường hợp này Giám đốc thẩm và Tái thẩm chỉ khác nhau về thời hạn, không hiểu khác nhau về căn cứ kháng nghị mới là chủ yếu) đối với qui định của Pháp luật.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #430354   10/07/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


     

    TranTamDuc.1973 viết:

     

    Bạn hungmaiusa không phải chỉ hiểu sai 1 mà là khá nhiều vấn đề. Tôi sẽ lần lượt phân tích, chứng minh từng vấn đề mà bạn đã hiểu sai ở chủ đề này.

    Vấn đề thứ nhất : bạn cho rằng : "Sự khác biệt giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong trường hợp này là thời hạn yêu cầu:

    - Giám đốc thẩm : một năm kể từ thời điểm bản án có hiệu lực.

    - Tái thẩm:  một năm từ thời điểm đương sự biết được tình tiết mới."

    Căn cứ theo điều 334 BLTTDS thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm là từ 03 cho tới 05 năm kể từ ngày Bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực. Tức thời hạn đề nghị xem xét giám đốc thẩm (bạn gọi là thời hạn yêu cầu) cũng từ 03 cho tới 05 năm chứ không phải chỉ một năm như bạn đã hiểu.

    Căn cứ điều 355 BLTTDS thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết có tình tiết mới, quan trọng là căn cứ để kháng nghị, chứ không phải "một năm từ thời điểm đương sự biết được tình tiết mới" như bạn đã hiểu.

    Thời hạn kháng nghị Giám đốc thẩm là từ 03 tới 05 năm kể từ ngày Bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực. Thời hạn kháng nghị tái thẩm là 01 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết có tình tiết mới. Từ đó hiểu rằng cái khác nhau cơ bản, cần quan tâm nhất về vấn đề thời hạn của Giám đốc thẩm và Tái thẩm là thời điểm bắt đầu thời hạn, ví dụ Quyết định của Tòa án có hiệu lực ngày 01/01/2016 thì thời hạn kháng nghị GĐT tối đa là đến hết ngày 01/01/2021, trong khi thời điểm bắt đầu thời hạn kháng nghị Tái thẩm thì chưa xác định được, bởi tình tiết mới có thể chỉ 1, 2 tháng mà cũng có thể 10, 20 năm sau khi Bản án, Quyết định có hiệu lực mới được phát hiện. Cũng cần nói thêm, nếu có căn cứ Tái thẩm khi thời hạn Giám đốc thẩm còn thì vẫn kháng nghị Tái thẩm chứ không phải kháng nghị Giám đốc thẩm.

    Cái khác nhau về thời hạn chỉ là thứ yếu, cái khác nhau chủ yếu giữa Tái thẩm và Giám đốc thẩm là các căn cứ, điều kiện để được kháng nghị, cụ thể trong trường hợp này căn cứ để kháng nghị Giám đốc thẩm theo qui định tại khoản 2 điều 213, còn căn cứ để kháng nghị Tái thẩm theo qui định tại khoản 1 điều 352 BLTTDS.

    Bởi các lẽ nêu trên, ở vấn đề thứ 1 này, bạn vừa hiểu sai lại vừa hiểu một cách phiến diện (hiểu trường hợp này Giám đốc thẩm và Tái thẩm chỉ khác nhau về thời hạn, không hiểu khác nhau về căn cứ kháng nghị mới là chủ yếu) đối với qui định của Pháp luật.

     

     

    Chào bạn.

    Cám ơn ý kiến đóng góp của bạn, nhớ ý kiến đóng góp của bạn giúp tôi xem lại và phát hiện sai sót của tôi:

    "Sự khác biệt giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong trường hợp này là thời hạn yêu cầu:

    - Giám đốc thẩm : một năm kể từ thời điểm bản án có hiệu lực.

    - Tái thẩm:  một năm từ thời điểm đương sự biết được tình tiết mới."

    Là không chính xác, đúng ra là :

    "Sự khác biệt giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong trường hợp này là thời hạn yêu cầu:

    - Giám đốc thẩm : một năm kể từ thời điểm bản án có hiệu lực.

    - Tái thẩm:  Không có thời hạn"

    Riêng các góp ý của bạn khi viện dẫn:

    Điều 334. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

    Điều 355. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

    Là không phù hợp khi phản bác ý kiến của tôi, vì đó là thời hạn kháng nghị chứ không phải là thời hạn mà đương sự YÊU CẦU ( đề nghị) kháng nghị.

    Điều 327. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm

    1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

    Trong trường hợp này thì tính từ thời điểm đương sự biết chứ không phải người người có thẩm quyền kháng nghị biết.

    Tóm lại, tôi đang nói về thời hạn yêu cầu (đề nghị) giám đốc thẩm là thực hiện quyền của đương sư tham gia tố tụng; chứ không phải nói đến thời hạn kháng nghị là thực hiện quyền của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    Đồng thời tôi không nói là "chỉ" hoặc "duy nhất" khác nhau giữa giám đốc thẩm và tái thẩm là thời hạn yêu cầu.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 10/07/2016 01:17:25 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #430356   10/07/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Vấn đề thứ 2 : bạn cho rằng từ qui định của khoản 2 điều 213 BLTTDS là rút ra được kết luận rằng Luật qui định Quyết định công nhận thỏa thuận không được Tái thẩm.

    Bạn đã thừa nhận Quyết định có hiệu lực của Tòa án gồm nhiều loại : Quyết định công nhận sự thỏa thuận, Quyết định đình chỉ, Quyết định chuyển vụ án ..v..v... Điều 351 BLTTDS qui định : "Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật ..." nghĩa là tất cả Quyết định đã có hiệu lực của Tòa án đều là đối tượng bị điều chỉnh của điều luật này, không loại trừ một Quyết định nào nên Quyết định công nhận thỏa thuận cũng sẽ bị xem xét theo thủ tục tái thẩm nếu có căn cứ.

    Nguyên văn khoản 2 điều 213 BLTTDS : "Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.", nội dung này phân tích theo Ngữ pháp và Logich học là để trả lời cho câu hỏi "Khi nào thì Quyết định công nhận thỏa thuận bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm ?" chứ không phải để trả lời cho câu hỏi "Quyết định công nhận sự thỏa thuận có được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hay không ?". Nếu trình bày nội dung này ở dạng đồng nghĩa : "Chỉ khi nào có căn cứ cho rằng thỏa thuận là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của Luật, trái đạo đức xã hội thì Quyết định công nhận sự thỏa thuận đó của các đương sự mới có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm" thì sẽ dễ hiểu và hiểu được chính xác hơn.

    Nếu Luật chỉ qui định "Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm." không có đoạn "nếu" trở về sau thì cách hiểu của bạn mới là đúng.

    Kết luận : Căn cứ điều 351 BLTTDS và phân tích khoản 2 điều 213 BLTTDS theo Ngữ pháp và Logich học thì cách hiểu của bạn là sai.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #430357   10/07/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Chào bạn.

    Tôi xin gởi lại chính ý kiến của bạn nêu ở trên để bạn thấy sự sai lầm của bạn:

    "Xin lập lại, Quyết định có hiệu lực được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ theo qui định tại khoản 1 điều 326 BLTTDS. Tuy nhiên, nếu Quyết định có hiệu lực là Quyết định công nhận thỏa thuận thì không căn cứ khoản 1 điều 326 mà căn cứ khoản 2 điều 213 BLTTDS để xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm. Việc này phù hợp với nguyên tắc "có luật riêng thì phải áp dụng luật riêng, không có luật riêng thì phải áp dụng luật chung", tức khoản 1 điều 326 BLTTDS là luật chung cho tất cả Quyết định có hiệu lực, còn khoản 2 điều 213 BLTTDS là luật riêng của Quyết định công nhận thỏa thuận có hiệu lực."

    Bạn tự tranh luận với bạn về 2 lập luận mâu thuẩn nhau đi ! 

     
    Báo quản trị |  
  • #430360   10/07/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

     

    hungmaiusa viết:

     

    Chào bạn.

    Tôi xin gởi lại chính ý kiến của bạn nêu ở trên để bạn thấy sự sai lầm của bạn:

    "Xin lập lại, Quyết định có hiệu lực được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ theo qui định tại khoản 1 điều 326 BLTTDS. Tuy nhiên, nếu Quyết định có hiệu lực là Quyết định công nhận thỏa thuận thì không căn cứ khoản 1 điều 326 mà căn cứ khoản 2 điều 213 BLTTDS để xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm. Việc này phù hợp với nguyên tắc "có luật riêng thì phải áp dụng luật riêng, không có luật riêng thì phải áp dụng luật chung", tức khoản 1 điều 326 BLTTDS là luật chung cho tất cả Quyết định có hiệu lực, còn khoản 2 điều 213 BLTTDS là luật riêng của Quyết định công nhận thỏa thuận có hiệu lực."

     

     

    Lập luận này của tôi mâu thuẫn với lập luận nào cũng của tôi mà tôi phải tự tranh luận với tôi vậy bạn ? Tôi thấy quan điểm của tôi từ đầu tới giờ ở chủ đề này đều nhất quán, có khi lại do bạn hiểu sai ở chổ nào nữa rồi đó !

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 10/07/2016 06:13:47 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #430359   10/07/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    hungmaiusa : Vậy là chúng ta đã thống nhất được thời hạn đương sự yêu cầu tái thẩm là "không có thời hạn" nên tôi không bàn vấn đề đó nữa. Chúng ta bàn tiếp thời hạn đương sự yêu cầu giám đốc thẩm :

    Tại điểm a khoản 2 điều 334 BLTTDS qui định : "2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

    a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị " nghĩa là trong thời hạn kháng nghị (03 năm) mà đương sự đã có đơn đề nghị theo Mẫu qui định tại khoản 1 điều 328 BLTTDS thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị nếu đương sự tiếp tục có Đơn đề nghị (tức Đơn đề nghị lần này được thực hiện từ năm thứ 4 cho tới năm thứ 5). Từ qui định này, việc tôi khẳng định thời hạn đề nghị giám đốc thẩm của đương sự từ 03 tới 05 năm kể từ ngày Bản án, Quyết định của Tòa có hiệu lực là không sai. Nhưng, bạn viện dẫn khoản 1 điều 327 BLDS để cho rằng thời hạn đương sự có quyền yêu cầu (đề nghị) giám đốc thẩm là 01 năm cũng đúng vì rõ ràng Luật qui định như vậy. 
     
    Tôi đúng mà bạn cũng đúng ! Vậy thì điểm a khoản 2 điều 334 và khoản 1 điều 327 có nội dung "chỏi" nhau, hy vọng khi ban hành Nghị quyết hướng dẫn thực hiện BLTTDS mới này, Tòa án tối cao sẽ có hướng điều chỉnh cho phù hợp.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |