Bạn hungmaiusa không phải chỉ hiểu sai 1 mà là khá nhiều vấn đề. Tôi sẽ lần lượt phân tích, chứng minh từng vấn đề mà bạn đã hiểu sai ở chủ đề này.
Vấn đề thứ nhất : bạn cho rằng : "Sự khác biệt giữa giám đốc thẩm và tái thẩm trong trường hợp này là thời hạn yêu cầu:
- Giám đốc thẩm : một năm kể từ thời điểm bản án có hiệu lực.
- Tái thẩm: một năm từ thời điểm đương sự biết được tình tiết mới."
Căn cứ theo điều 334 BLTTDS thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm là từ 03 cho tới 05 năm kể từ ngày Bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực. Tức thời hạn đề nghị xem xét giám đốc thẩm (bạn gọi là thời hạn yêu cầu) cũng từ 03 cho tới 05 năm chứ không phải chỉ một năm như bạn đã hiểu.
Căn cứ điều 355 BLTTDS thì thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết có tình tiết mới, quan trọng là căn cứ để kháng nghị, chứ không phải "một năm từ thời điểm đương sự biết được tình tiết mới" như bạn đã hiểu.
Thời hạn kháng nghị Giám đốc thẩm là từ 03 tới 05 năm kể từ ngày Bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực. Thời hạn kháng nghị tái thẩm là 01 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết có tình tiết mới. Từ đó hiểu rằng cái khác nhau cơ bản, cần quan tâm nhất về vấn đề thời hạn của Giám đốc thẩm và Tái thẩm là thời điểm bắt đầu thời hạn, ví dụ Quyết định của Tòa án có hiệu lực ngày 01/01/2016 thì thời hạn kháng nghị GĐT tối đa là đến hết ngày 01/01/2021, trong khi thời điểm bắt đầu thời hạn kháng nghị Tái thẩm thì chưa xác định được, bởi tình tiết mới có thể chỉ 1, 2 tháng mà cũng có thể 10, 20 năm sau khi Bản án, Quyết định có hiệu lực mới được phát hiện. Cũng cần nói thêm, nếu có căn cứ Tái thẩm khi thời hạn Giám đốc thẩm còn thì vẫn kháng nghị Tái thẩm chứ không phải kháng nghị Giám đốc thẩm.
Cái khác nhau về thời hạn chỉ là thứ yếu, cái khác nhau chủ yếu giữa Tái thẩm và Giám đốc thẩm là các căn cứ, điều kiện để được kháng nghị, cụ thể trong trường hợp này căn cứ để kháng nghị Giám đốc thẩm theo qui định tại khoản 2 điều 213, còn căn cứ để kháng nghị Tái thẩm theo qui định tại khoản 1 điều 352 BLTTDS.
Bởi các lẽ nêu trên, ở vấn đề thứ 1 này, bạn vừa hiểu sai lại vừa hiểu một cách phiến diện (hiểu trường hợp này Giám đốc thẩm và Tái thẩm chỉ khác nhau về thời hạn, không hiểu khác nhau về căn cứ kháng nghị mới là chủ yếu) đối với qui định của Pháp luật.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557
231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM