Quyền và trách nhiệm người làm chứng trong vụ việc tai nạn giao thông

Chủ đề   RSS   
  • #494582 19/06/2018

    hoanglongnpt

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Quyền và trách nhiệm người làm chứng trong vụ việc tai nạn giao thông

    Rất cảm ơn Dân luật hổ trợ trong thời gian qua. Mình có 1 vấn đền cần tham khảo như sau Mình đi cùng đoàn công tác trên xe oto mình ngồi ghế trước. Khi xe xảy ra tai nạn, cảnh sát giao thông yêu cầu mình làm chứng. Mình đã đền trụ sở công an làm biên bản lời khai người làm chứng. Vì nơi mình ở đến trụ sở công an cách nhau gần 200km hơn nữa công việc và gia đình nên mình ko có thời gian để lên làm việc theo các anh CS GT yêu cầu. Mình cần biết có văn bản nào quy định trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người làm chứng không. mình có thể từ chối yêu cầu của CSGT ko. hoặc có thể yêu cầu CSGT đền chổ mình ở để làm việc(cái này trên tinh thần mình hợp tác nhưng do gia đình và công việc mình ko thể đi xa) Rất mong Dân Luật tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn

     
    4737 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #494590   19/06/2018

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Gửi bạn tham khảo!

    Bạn có thể liên hệ, trao đổi và trình bày với cơ quan tiến hành tố tụng để có những phương án hợp lý, mọng bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình.

    Theo quy định về lấy lời khai người làm chứng theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Điều 186 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

    1. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra, nơi cư trú, nơi làm việc hoặc nơi học tập của người đó...”

    Theo quy định của Điều luật, Điều tra viên cũng có thể lấy lời khai của người làm chứng tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của hViệc lấy lời khai của người làm chứng trong quá trình điều tra, nếu không phải là các hoạt động mà địa điểm tiến hành bắt buộc phải xác định cụ thể bởi những tình tiết khách quan, ví dụ như đối chất, thực nghiệm điều tra tại hiện trường, v.v… hay trong quá trình xét xử tại tòa, đồng thời, việc lấy lời khai của người làm chứng là không thể trì hoãn; người làm chứng bị tình trạng sức khỏe quá yếu hoặc do bệnh tình không thể di chuyển đi xa; người làm chứng có những khó khăn trở ngại về hoàn cảnh gia đình, đường xá, phương tiện đi lại nên rất khó khăn không thể đến nơi triệu tập được mà xét thấy không cần phải dẫn giải hoặc có nhiều người làm chứng cùng ở một nơi v.v… thì Điều tra viên, Kiểm sát viên có thể thực hiện lấy lời khai người làm chứng tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của họ.

    Một số căn cứ khác gửi bạn tham khảo.

    “Điều 66. Người làm chứng Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

    1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

    2. Những người sau đây không được làm chứng:

    a) Người bào chữa của người bị buộc tội;

    b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

    3. Người làm chứng có quyền:

    a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

    b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

    c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

    d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

    4. Người làm chứng có nghĩa vụ:

    a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

    b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

    5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

    6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng”.

     
    Báo quản trị |