Quyền triêu tập Đại hội đồng cổ đông

Chủ đề   RSS   
  • #523410 20/07/2019

    HocVienTuPhap

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2016
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 105
    Được cảm ơn 21 lần


    Quyền triêu tập Đại hội đồng cổ đông

    Em chào các anh chị luật sư. Em đang có vướng mắc liên quan đến doanh nghiệp muốn nhờ các anh chị tư vấn giúp em.

    Bên em là 1 công ty cổ phần được thành lập từ năm 2017. Tại thời điểm thành lập công ty có đăng ký 1 người trong số các cổ đông làm người đại diện theo pl của công ty. Tuy nhiên kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty bên em chưa họp Đại hội cổ đông để bầu hội đồng quản trị, các cổ đông tự thống nhất 1 người làm chủ tịch hội đồng quản trị và ký các giấy tờ cần thiết trong quá trình hoạt động của công ty ( việc cử người đứng ra làm chủ tịch HĐQT không có biên bản hay quyết định nào).

    Nay nội bộ cổ đông trong công ty phát sinh tranh chấp, người đại diện theo pháp luật của công ty không thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ của mình nên 1 số cổ đông muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty. Theo đó việc thay đổi này dẫn đến việc phải sửa đổi điều lệ do đó phải tiến hành họp ĐHCĐ. Vấn đề đặt ra là công ty không có HĐQT, chủ tịch HĐQT cũng không được bầu theo đúng trình tự, vậy ai là người triệu tập họp đại hội cổ đông của công ty.

    Theo quy định thì nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần có quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHCĐ trong trường hợp: HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền; Nhiệm kỳ của HĐQT vượt quá 6 tháng mà HĐQT mới chưa được bầy thay thế; Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ.

    Tuy nhiên công ty không có HĐQT, điều lệ công ty cũng không quy định cho cổ đông có quyền triệu tập họp ĐHCĐ trong trường hợp khác, vậy nhóm cổ đông này có quyền triệu tập họp ĐHCĐ trong trường hợp này không.

    Bên cạnh đó, công ty cũng không tiến hành họp ĐHCĐ thường niên theo quy định. Vậy công ty có phải tiến hành họp thường niên theo quy định không, nếu không có HĐQT và chủ tịch HĐQT không được bầu hợp pháp vậy nhóm cổ đông trên có quyền triệu tập họp ĐHCĐ thường niên hay không. 

    Mong các luật sư tư vấn giúp em hướng giải quyết trong trường hợp trên để công ty có thể tiến hành họp ĐHCĐ nhằm thay đổi người đại diện của công ty.

    Em cảm ơn anh chị ạ.

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798/ 0924.848.535. Luật sư - Hãng luật Đại An Phát. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://luatdaianphat.com

     
    1683 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HocVienTuPhap vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #523436   21/07/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


    1. Trường hợp anh nêu ra, hiện tại vẫn chưa có quy định, tuy nhiên áp theo tình hình thực tế, xét theo sự hợp lý thì thấy được rằng cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 10% cổ phần phổ thông trở lên có quyền triệu tập HĐCĐ bởi hai lý do theo suy luận như sau:

    - Tại Điểm c Khoản 3 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp theo quy định của Điều lệ công ty. Ở đây điều lệ công ty vẫn chưa có quy định về vấn đề này, tuy nhiên luật quy định “theo Điều lệ công ty”, Điều lệ là văn bản thỏa thuận giữa những người thành lập công ty để lập nên một quy tắc hoạt động, là luật nội bộ do những người trong công ty thỏa thuận lập nên để duy trì hoạt động trong công ty. Trong trường hợp này vì Điều lệ công ty vẫn chưa dự liệu trước vấn đề này nên vẫn chưa có quy định, xét một mặt nào đó khi các cổ đông nắm giữ phần lớn cổ phần trong công ty triệu tập cổ đông tiến hành họp HĐCĐ là họp lý bởi đây là sự thỏa thuận của phần lớn những người có quyền lợi cũng như nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những thay đổi trong hoạt động của công ty.

    - Tại Khoản 6 Điều 136 Luật DN 2014 có quy định sau khi hết thời hạn quy định mà các chủ thể có thể có thẩm quyền như: HĐQT, Ban kiểm soát không triệu tập HĐCĐ thì chủ thể là cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ 10% cổ phần phổ thông trở lên sẽ có quyền triệu tập HĐCĐ. Như vậy, theo quy định này cho thấy trong trường hợp tận cùng nhất thì chủ thể là cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ trên 10% cổ phần phổ thông sẽ có quyền triệu tập HĐCĐ. Trường hợp của anh công ty vẫn chưa có HĐQT, thì việc triệu tập HĐCĐ sẽ do Ban kiểm soát thực hiện, nếu  ban kiểm soát trong công ty không đứng ra triệu tập theo đúng thời hạn quy định hoặc công ty chưa có ban kiểm soát thì sẽ do cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 10% cổ phần phổ thông trong công ty có quyền triệu tập HĐCĐ.

    => Tóm lại, theo lập luận cá nhân từ văn bản luật, trường hợp này cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ 10% cổ phần phổ thông trong công ty đứng ra triệu tập họp HĐCĐ là hợp lý. Bởi xét cho cùng thì đây cũng thuộc về dân sự, mà dân sự thì luôn coi trọng thỏa thuận cũng như sự hợp lý trên tình hình thực tế.

    2. Khoản 2 Điều 136 Luật DN 2014 quy định:

    ...“2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.”...

    => Ở đây luật quy định “PHẢI”, vì vậy, việc họp HĐCĐ là hoạt động bắt buộc thực hiện thường niên.

    3. Điều 134 Luật DN 2014 quy định cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần có hai hình thức như sau:

    Điều 134. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

    1. Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

    a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

    b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.”...

    => Như vậy, công ty anh nên tổ chức lại cơ cấu quản lý theo đúng quy định của pháp luật cũng như thực hiện họp HĐCĐ định kỳ theo quy định.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn htham2501 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/07/2019)