Quyền thừa kế của bố để lại khi còn bà nội và các cô chú?

Chủ đề   RSS   
  • #7290 05/11/2008

    sactigon

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền thừa kế của bố để lại khi còn bà nội và các cô chú?

    Bố mẹ tôi trước đây có mua 1miếng đất.Theo quy định thì fải 2 người cùng đứng tên trong sổ đỏ nhưng vì sơ suất nên chỉ có mình bố tôi đứng tên.đột ngột bố tôi qua đời,không để lại di chúc.Bố mẹ tôi chỉ có mình tôi là con.khi bố tôi qua đời tôi và mẹ tôi định bán miếng đất đó để sinh sống.Theo luật thừa kế thì miếng đất đó sẽ chia làm 3fần:tôi,mẹ tôi và bà nội tôi. Lúc đầu tôi và mẹ tôi có thông qua ý kiến của bà sẽ sang tên hẳn cho tôi đứng tên trong sổ đỏ để tiện buôn bán và sẽ chia như trên. Bà tôi đồng ý nhưng trong quá trình làm thủ tục hợp thức hóa giấy tờ cần chữ ký của bà tôi thì bà tôi không chịu ký với lý do miếng đất đó 6người em của ba tôi cũng có fần. Bây giờ tôi không biết vấn đề này như thế nào nhờ luật sư tư vấn giúp tôi.Nếu bây giờ không bán được miếng đất đó vì thiếu chữ ký của bà tôi thì liệu sau này sau khi bà tôi trăm tuổi già thì khi đó muốn bán miếng đất fải cần đến 6 chữ ký của 6 người em của bố tôi hay không?
    Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ tôi vì lâu ngày đã không còn nữa. trước kia, bố mẹ tôi có đi xin trích lục lại nhưng nơi bố mẹ tôi đăng ký là nơi thường xảy ra thiên tai lũ lụt nên xin trích lục không được. Vậy vấn đề này có ảnh hưởng gì đến việc thừa kế của mẹ con tôi không? Mẹ con tôi cũng không muốn gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình bên nội tôi. Vậy xin tư vấn giúp tôi có cách nào giải quyết vừa hợp tình hợp lý, đúng fáp luật cho vấn đề của tôi?
     
    5271 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #7291   05/11/2008

    Lsulethaithanh
    Lsulethaithanh

    Male
    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2007
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn thân mến,
    Về phần đất mà bố mẹ bạn mua, theo quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình thì phần đất này là tài sản chung của bố mẹ bạn. Vì vậy, ngày bố bạn qua đời chính là thời điểm mở thừa kế đối với di sản mà bố bạn để lại, tức là thời điểm này đã phát sinh quan hệ thừa kế. Do bố của bạn chết không để lại di chúc nên phần di sản của bố bạn được xem xét chia theo pháp luật. Theo quy định Điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự, thì hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn gồm : Bạn, Mẹ của bạn và Bà nội của bạn. Như vậy, khi bà nội còn sống nếu mẹ bạn và bạn cần bán miếng đất nêu trên thì không cần phải có chữ ký của 06 người em của bố bạn, còn nếu bà của bạn “trăm tuổi già” không còn nữa thì khi đó, buộc phải có 06 người này ký tên thì bạn mới bán được đất.
    Trong các trường hợp nêu trên, nếu xảy ra tranh chấp ( họ không chịu ký tên, gây khó khăn … ) bạn có thể yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế theo pháp luật để xác định kỷ phần của mỗi người được hưởng. Được như vậy thì việc chuyển quyền sử dụng đất dễ đàng hơn.
    Thân chào.
    0979 833 399
     
    Báo quản trị |  
  • #7298   20/11/2008

    sactigon
    sactigon

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vậy nếu muốn bán miếng đất đó ngoài chữ ký của mẹ tôi và tôi thì fải có chữ ký của bà tôi nữa đúng không luật sư?Nhưng nếu bà tôi không ký thì có cách giải quyết nào thỏa đáng cho vấn đề này để mẹ tôi và tôi có thể bán được miếng đất đó không?Xin luật sư tư vấn giúp tôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #7299   19/11/2008

    Lsulethaithanh
    Lsulethaithanh

    Male
    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2007
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn,

    Như tôi lần trước tôi đã trình bày, trường hợp nếu bà của bạn không chịu ký tên ( cụ thể là trong gia đình không thể tự thương lượng được ) thì bạn chỉ còn có cách là khởi kiện, yêu cầu Tòa án xem xét chia di sản thừa kế theo pháp luật.

    Thân chào.

    Luật sư LÊ THÁI THÀNH

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: