Quyền thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #224050 04/11/2012

    thog_841811

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/10/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền thừa kế

    Chào các Luật sư!

    Tôi đang vướng mắc một số vấn đề về quyền thừa kế tài sản. Tôi xin trình bày như sau:

    Cha tôi mất cách đây 1 năm, Mẹ tôi còn sống. Nhà có 5 anh em, nhưng hiện tại chỉ có 3 Anh em còn liên lạc với nhau, 2 người Anh còn lại mất liên lạc khá lâu khi sang Pháp. Tôi mang 2 Quốc tịch Việt Nam và Pháp, Anh trai tôi mang Quốc tịch Pháp chưa có Quốc tịch Việt Nam. Em gái tôi Quốc tịch Việt Nam.

    Sau khi Cha tôi mất vì muốn Mẹ tôi không lo buồn nên chúng tôi không yêu cầu chia tài sản của Cha tôi. Đến nay, biết mẹ tôi bị bệnh và lớn tuổi nên em gái tôi muốn độc chiếm gia tài vì thế nó đã chia rẽ tinh thần gia đình dù nó đã được Mẹ tôi giao hết của nổi (trị giá hơn nửa tỉ, tiền ngân hàng hơn 1 tỉ) và thuê Luật sư riêng đến gặp bà thuyết phục bà lập di chúc. Bản di chúc chỉ có Mẹ, em gái và Luật sư biết nội dung, hầu hết là theo ý đồ của em gái. Tôi có tìm hiểu sơ về Luật di chúc và Thừa kế thì tôi thiết nghĩ bản di chúc đó không hợp pháp. Tôi xin hỏi một vài vướng mắc nhờ các vị gỡ rối giúp. Tài sản tôi nhắc đến ở đây là ngôi nhà bà đang ở.

    - Mẹ tôi không thể toàn quyền quyết định khối tài sản chung của Cha và Mẹ tôi khi ông mất (ông không để lại di chúc). 1/2 tài sản của ông phải được chia đều cho vợ và các con. Vì thế Mẹ tôi chỉ được quyền phán xét 1/2 tài sản của bà và 1 phần trong 1/2 của ông? Trước khi ông mất nếu ông và bà có thỏa thuận về thừa kế tài sản thì phải có bằng chứng cụ thể?

    - Theo như tôi biết Mẹ tôi lập di chúc tại nhà với Luật sư riêng của em gái tôi. Không có người làm chứng, văn bản không công chứng tại cơ quan công chứng. Di chúc không rõ ràng, em gái tôi biết rõ nội dung của di chúc trong khi di chúc tuyệt đối bí mật với người thừa kế. Di chúc chỉ mang tính chất cá nhân có lợi cho em gái.

    - Mẹ tôi chỉ chia tài sản cho 3 anh em đang bên cạnh Mẹ: Anh trai chỉ có Quốc tịch Pháp, tôi và cô em gái, trong khi 2 người anh mất liên lạc không có tên trong di chúc, vậy nếu sau này họ quay về đòi chia tài sản thì có được không?

    - Tôi có quyền phản đối bản di chúc không? Vì theo tôi nó không mang tính chất minh bạch và công bằng.

    - Nếu Mẹ tôi hủy bỏ bản di chúc và bà quyết định bán ngôi nhà đó chia đều ra thì sẽ có bao nhiêu người con được hưởng thừa kế? Và bà có quyền định đoạt hết giá trị ngôi nhà là tài sản chung của Ông và Bà không?

    - Anh trai tôi không có Quốc tịch Việt Nam vậy có được quyền thừa kế tài sản? Nếu lúc chia gia tài Anh trai tôi không có mặt thì có quyền ủy nhiệm cho ai nhận thay?

    - Tôi có những quyền gì trong vấn đề này?

    Tôi biết vấn đề tôi trình bày khá rắc rối vì tôi không rõ luật Việt Nam. Hy vọng sẽ được sự hỗ trợ nhiệt tình từ Quý Luật sư.

    Tôi xin chân thành cảm ơn.

     
    4842 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #224601   07/11/2012
    Được đánh dấu trả lời

    LSTHACHTHAO
    LSTHACHTHAO
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (671)
    Số điểm: 3784
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 246 lần


    Chào bạn.
    Theo nội dung trình bày của bạn thì có thể xem xét 2 vấn đề như sau:
    1. Đối với Ba bạn: Sau khi chết, ba bạn không để lại di chúc, thì phần tài sản của ba bạn trong khối tài sản chung của ba mẹ bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất ( bao gồm:vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết) Điều 676 BLDS.
     
    Mẹ bạn chỉ có quyền định đoạt đối với phần tài sản riêng của bà và phần bà được hưởng thừa kế từ di sản của ba bạn để lại.
     
    Bạn cũng như các anh em của bạn là những người đồng thừa kế đối với phần di sản của ba bạn, nay bạn cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm hại thì có quyền yêu cầu phần chia di sản thừa kế, nếu trong gia đình không thỏa thuận được thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu chia thừa kế.
    Đối với những người nước ngoài thì họ vẫn là người thừa kế theo quy định của pháp luật.
     
    2. Đối với việc mẹ bạn muốn lập di chúc để định đoạt phần tài sản của bà thì bà có các quyền sau: Điều 648 BLDS.
    - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
    - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
    - Dành một phẩn tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
    - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
    - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
     
    Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
     
    Điều 652 BLDS quy định:

    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

    Bạn có thể tham khảo thêm quy định sau:

    Điều 643. Người không được quyền hưởng di sản

    1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

    a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

    Thân mến.

    LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐÒAN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO

    ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM ( Cách Ngã 6 Gò Vấp 100m. Hẽm đầu tiên bên phải)

    ĐTDĐ: 0989046966

    ĐTVP: (08).38940903

    EMAIL: lsthachthao@yahoo.com

    TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TIẾP TẠI VP HOẶC QUA ĐIỆN THOẠI THƯỜNG XUYÊN : Từ Thứ 2 - Chủ nhật vào lúc: 08h - 21h mỗi ngày

    1. Email: lsthachthao@yahoo.com.

    2. ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0989 046 966

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTHACHTHAO vì bài viết hữu ích
    thog_841811 (07/11/2012)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO

ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM

ĐTDĐ: 0989046966 - ĐTVP: (08).38940903

EMAIL: lsthachthao@yahoo.com